Video: “HOÀNG SA VIỆT NAM: NỖI ĐAU MẤT MÁT” thuyết minh tiếng Việt

TTXVA.ORG

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát — La Meurtrissure-Painful Loss.
André Menras – andremenras@yahoo.com
Bản thuyết minh tiếng Việt Nam.

Tác giả phim “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất Mát” Hồ Cương Quyết (André Menras) đã cho phép chúng tôi [ttxva.org] đưa lên Youtube. Phim của ông hiện vẫn còn bị cấm chiếu tại Việt Nam.

Ông đã viết:

Phim tài liệu “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất Mát” đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại TPHCM. Các nhân viên an ninh đã đối xử với tôi và các bạn của tôi một cách thô bạo và phi pháp. Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đánh đập, hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Trong phim cho thấy một nét văn hóa đặc biệt của ngư dân là văn hóa “mộ gió″. Đây không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm luợc nào rằng: Họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những địều họ quý nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiên, niềm tự hào của họ, quyền sống còn của mình và của con cháu mình.

Hang Pắc Bó cũng nằm bên Trung Quốc

Hang Pắc Bó

Hang Pắc Bó

Trần Đông Đức – Hang chính Pắc Bó, còn gọi là hang Cốc Bó được xem là nơi thai nghén của cách mạng Việt Nam. Quần thể di tích Pắc Bó hiện nay ở biên giới Việt Trung còn được vinh danh bằng nhiều khái niệm thiêng liêng khác nhau ghi dấu bước chân của các nhân vật lãnh đạo như Nguyễn Ái Quốc (Già Thu, Ông Ké, Hồ Chí Minh), Dương Hoài Nam (Anh Văn, Võ Nguyên Giáp)… Nhưng cho dù nhà nước Việt Nam hiện nay đang cố gắng tôn tạo di tích này nhằm hồn thiêng hóa nơi được xem là cội nguồn cách mạng thì sự thực các di tích này vốn không nằm trên đất Việt Nam như nhiều người lầm tưởng.

Căn cứ theo từng chi tiết miêu tả về các cột mốc Pháp Thanh (107 và 108) trong các trang hồi ký của Lê Quảng Ba (người Nùng), Võ Nguyên Giáp (người Kinh) trong các lần từ Quảng Tây về Cao Bằng vào năm 1941 đối chiếu lại tư liệu của Trung Quốc cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 thì sẽ thấy rõ sự thật này. Continue reading

Phỏng vấn Lê Thành Trung, cựu nhân viên Đài Tiếng Nói Việt Nam 10/2010

LTS : Chúng tôi gặp Lê Thành Trung ở trại tỵ nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng 07. Anh vừa từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu. Tốt nghiệp đại học Tổng Hợp và đại học Báo Chí Hà Nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc …

Quê Mẹ : Xin anh cho biết về cơ cấu hoạt động và mục đích của chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài Tiếng Nói Việt Nam ?

Lê Thành Trung : Câu hỏi khái quát quá … Tôi sẽ trả lời từng phần. Về tổ chức thì Đài TNVN chia làm hai Ban chính. Ban đối nội và Ban đối ngoại. Trên thực tế phần đối nội được coi trọng hơn. Ban đối ngoại phụ trách các chương trình phát thanh ra nước ngoài bằng 11 thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Lào, Campuchia, Thái, Phi-líp-pin và tới đây sẽ phát thêm tiếng Hin-đi. Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc bằng tiếng Việt là một bộ phận của Ban đối ngoại. Ở nhà, chúng tôi gọi tắt là Phòng Việt kiều. Continue reading

Nguyễn Ái Quốc và “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Blogger Hoa Mặt Trời

Nguyễn Ái Quốc và "Bản án chế độ thực dân Pháp"

Nguyễn Ái Quốc và "Bản án chế độ thực dân Pháp"

Đọc trên trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thấy tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bằng pháp ngữ, ấn bản năm 1925-1926 trên tờ báo của Quốc tế cộng sản có tên là Imprékor. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục xoay quanh nội dung tố cáo tội ác khốc liệt của thực dân Pháp trên các vùng thuộc địa trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên là những tố cáo này phơi bày những thủ đoạn tàn khốc của chủ nghĩa thực dân vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tính thời sự của tác phẩm không hề dừng lại ở một quá khứ tởm lợm của lịch sử nhân loại đã qua, nhưng nó có hình hài trong thế kỷ XXI này tại một quốc gia cộng sản vốn tự phong là “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”. Quý vị đừng vội đánh giá nhận định của HMT là cực đoan. HMT xin trích dịch một chương trong tác phẩm này nguyên văn trích dẫn bằng font chữ màu xanh, với những so sánh với font chữ màu đỏ, cùng những trích dẫn báo chí truyền thông (màu vàng). Quý Vị hãy đọc, và câu trả lời xin dành cho chính Quý Vị:

— –

Nguyễn Ái Quốc
Bản án chế độ thực dân Pháp
CHƯƠNG IX
CHÍNH SÁCH NGU DÂN

Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để.

Cho nên, theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in.

Sắc lệnh đó viết: “Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền. (ở Việt Nam, không có báo chí tư nhân: điều này được ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ 4T xác nhận). Continue reading

Toàn văn Phán quyết của LHQ về việc bắt người tùy tiện tại Việt Nam

Toàn văn Phán quyết của LHQ về việc bắt người tùy tiện tại Việt Nam

Toàn văn Phán quyết của LHQ về việc bắt người tùy tiện tại Việt Nam

Liên Hiệp Quốc phán quyết CSVN đã bắt giữ người tùy tiện. Sau đây là nội dung tiếng Việt của bản Phán Quyết vừa được Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc công bố liên quan đến 7 Dân Oan tại Bến Tre. Continue reading

Văn hoá thi ca, văn hoá thi hót

Hàn Lệ Nhân

. “Con yêu ơi, hãy coi chừng những lời nịnh hót: Càng nhiều đường càng dễ hư răng.” (Bà hầu tước De Sévigné)

Văn hóa thi ca, văn hóa thi hót

Văn hóa thi ca, văn hóa thi hót

Lữ Bất Vi là một lái buôn giàu có tại nước Tần, mưu định cấy người họ Lữ vào vương tộc họ Doanh nhà Tần bằng cách đem hầu thiếp là ca kỹ đẹp người, múa giỏi tên Triệu Cơ, đang có mang hai tháng, tặng cho Dị Nhân, con giữa của An Quốc Quân và thứ thất Hạ Cơ phu nhân, thời Dị Nhân bị đưa qua nước Triệu làm con tin. Dị Nhân đinh ninh đứa bé trong bụng Triệu Cơ là máu mủ của mình. Triệu Cơ ở lại nước Triệu. Dị Nhân về nước Tần. Qua tài thương thuyết của Lữ Bất Vi, Dị Nhân được chánh thất Hoa Dương phu nhân nhận làm con nuôi, đổi tên là Tử Sở. Tử Sở được An Quốc Quân nâng lên làm con đích tự, khắc dấu ngọc làm bằng, hứa sẽ chọn làm thái tử một khi ông được lên ngôi. Triệu Cơ sinh ra Triệu Chính tại đất Triệu. Continue reading

Độc ác và sự cam chịu

    Farmer vs Viper: Kindness is thrown away upon the evil

Farmer vs Viper: Kindness is thrown away upon the evil

Hoàng Liên Sơn (danlambao) – Nếu không có sự tương trợ, giúp đỡ thì không thể có một nền văn minh như ngày nay với bao thành tựu rực rỡ, phi thường. Đáng tiếc thay tình yêu giữa con người với con người ngày nay đang bị phá hoại bởi chính con người. Ta không ác với người, nhưng sự thờ ơ vô cảm của ta chính là tội ác… .

“Mở màn cho các cuộc thanh trừng hàng loạt sau này là vụ ám sát ông Sergei Kirov (tháng 12- năm 1934) được Stalin bật đèn xanh. Vụ Kirov kéo theo những cuộc thanh trừng trong Đảng diễn ra dữ dội vào những năm 1936-1938. Nhiều vụ xử án trong đó có một số vụ xử kín, nhiều vụ xử tử không khép án làm khá nhiều ủy viên Bộ chính trị của đảng bị thủ tiêu, nhiều UVTW, những Thủ Tướng và những quan chức cao cấp của các nước cộng hòa trong Liên Xô trừ nước Nga – tất cả đều bị ám sát hay biến mất mà không để lại dấu vết nào” (theo Crane Brinton, John B. Christopher, Robert Lee Woff). Continue reading

Thư ngỏ và tín hiệu (số 2)

Mẹ Nấm – Bắt đầu có chuyện rồi. Thưa các anh an ninh đã hành xử với người ký tên vào bức thư gửi cho ông Trương Tấn Sang dưới đây, tôi rất mong được đối thoại với các anh một cách công khai đàng hoàng, đừng làm cái trò này, xấu mặt ông Sang, xấu cả mặt nhà nước quang vinh lắm.

*
Các bạn thân mến !
Từ hôm nay, tôi chính thức đóng cửa Blog này và cũng vì nhiều lý do tôi đã đề nghị được rút tên ra khỏi danh sách đề nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ và Blogger Điếu Cày.
Mong bạn đọc thứ lỗi cho ông giáo già nghỉ hưu này.
Tạm biệt các bạn
Tô Oanh
*
Đây là trường hợp đầu tiên chính thức “được” cơ quan an ninh yêu cầu rút tên khỏi danh sách ký tên vào thư ngỏ gửi ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về việc tiếp tục giam giữ trái phép công dân Nguyễn Văn Hải – blogger Điếu Cày. Continue reading

THAM NHŨNG, HỐI HỘ SIÊU ĐẲNG CẤP

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào "chống tham nhũng"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào "chống tham nhũng"

Tham nhũng là một hiện tượng phổ biến trong tất cả xả hội loài người từ khi con người thành lập nhà nước.  Tại Á Châu, tham nhũng  gần như một nếp sống văn hóa.  Tại nước VNCS, tham nhũng được nân lên thành một định chế nhà nước.

Hầu hết công chức được trả lương không đủ sống, trung bình lương chỉ giúp cho họ sống nữa tháng.  Như thế họ phải tìm ngoại bỗng, hay tham nhũng là một chuyện đương nhiên.  Đối với cấp cao thì họ sống hoàn toàn vào ngoại bỗng do hối mại quyền thế, mua quan bán tước, ăn cắp của công.  Càng có địa vị cao thì cơ hội tham nhũng càng nhiều và số tiền tham nhũng càng lớn.  Tham nhũng có lẽ là lý tưởng duy nhất của đại đa số cán bộ nhà nước CSVN.  Đối với Đảng CSVN, đó là cách duy nhất để trả lương cho khoảng 2 triệu đảng viên của họ. Continue reading

ĐÀN ÁP DÂN OAN

Anh Huỳnh Văn Phong, chồng của dân oan Mai Thị Nở (Đồng Nai) bị "côn đồ" giết chết trong lúc chị Nở đi khiếu kiện đất đai.

Anh Huỳnh Văn Phong, chồng của dân oan Mai Thị Nở (Đồng Nai) bị "côn đồ" giết chết trong lúc chị Nở đi khiếu kiện đất đai.

Khi nắm được toàn bộ quyền bính trong tay, Đảng CSVN nhanh chóng thi hành các chính sách đấu tố địa chủ, cưỡng chiếm tài sản và đất đai của nông dân, xung công vào các hợp tác xã nông nghiệp, biến nông dân thành những kẻ đầy tớ không lương, làm lụng như trâu ngựa để đóng thuế cho Nhà Nước.  Những chủ đất biến thành kẻ làm thuê trên chính ruộng đất của mình.  Khi các tập đoàn sản xuất nông nghiệp bị tan rã, ruộng đất của dân lại rơi vào tay của tập đoàn Tư bản Đỏ.

Tầng lớp Tư bản Đỏ này là những đảng viên tham ô đang nắm các vị trí quan trọng trong chính quyền hay trong các công ty / xí nghiệp quốc doanh.  Họ tham lam vô độ và chỉ biết suy nghĩ đủ cách để cướp nốt số đất còn lại của những người dân cô thân cô thế ở thành thị lẫn nông thôn.  Họ sử dụng các chiêu bài “quy hoạch đầu tư” để cướp hết nhừng mãnh đất có giá trị một cách “hợp pháp”.  Bằng nhiều thủ đoạn bịp bợm, vừa đấm vừa xoa, cuối cùng nhiều người dân hiền lành đã bi bọn chúng gạt trắng tay, đưa đến cuộc sống bế tắc, nhiều người trở trở nên thường trú nhân “bất hợp pháp” trên chính mãnh đất của mình.  Continue reading