TRUNG CỘNG LŨNG ĐOẠN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ VN

Quảng trường Hòa Bình ở thành phố Móng Cái do người Trung Quốc làm chủ. (Ảnh: Thiên Thư/Người Việt)

Quảng trường Hòa Bình ở thành phố Móng Cái do người Trung Quốc làm chủ. (Ảnh: Thiên Thư/Người Việt)

1. Lũng đoạn bằng đầu tư dài hạn

Đọc bài “Từ mũi Sa Vĩ nhìn về Móng Cái: Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê” của Thiên Thư (báo Người Việt) chúng ta thấy rõ dã tâm của phương Bắc.  Nói về chủ quyền kinh tế, một lão cư dân tĩnh Quảng Ninh than thở với ký giả Thiên Thư như sau:

“Danh nghĩa là đất của mình nhưng Trung Quốc đã thuê trong 50 năm tới, không chỉ Trà Cổ, Móng Cái, mà cả cái tỉnh Quảng Ninh này, từ cái sân golf, khách sạn, các khu trung tâm mua sắm, quảng trường, cho đến cái quán ăn vỉa hè đều có chủ là người Trung Quốc. Sống trên đất Việt nhưng người Việt chỉ là kẻ làm thuê lại phải tiêu dùng mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc thì có đau không, có lo không?”

Ký giả Thiên Thư cho biết: “Móng Cái cũng như nhiều thành phố vùng giáp biên khác, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí được đầu tư bởi các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc. Một trong 2 khu giải trí, kinh doanh lớn nhất thành phố trẻ Móng Cái là của của công ty Hồng Vận và công ty liên doanh Hải Ninh-Lợi Lai. Như nhiều nhà đầu tư Trung Quốc khác, 2 công ty này được thuê đất 50 năm với nhiều loại hình kinh doanh như sòng bạc, khách sạn, sàn nhảy, dịch vụ, mua sắm hàng hiệu (nhái), cửa hàng đồ ăn Trung Quốc.”

Báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) số ra ngày 6/5/2009 viết trong ký sự “Người Quảng Tây ở Quảng Nam” cho biết: “Trên cung đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua huyện Ðông Giang (tỉnh Quảng Nam) có một “làng” công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đã đến đây hơn ba năm qua để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.”

Điều đáng chú ý là kế “phản khách vi chủ” này đã thành công ngoài sức tưởng tượng như bài báo xác nhận: “Quảng trường Hòa Bình ở thành phố Móng Cái do người Trung Quốc làm chủ” vàTất cả tiền đều chảy vào túi chủ Trung Quốc, chẳng có thứ gì của Việt Nam được tiêu dùng.”  Phố Việt này đã biến thành phố Tàu.  Nếu chờ đến 50 năm hết hợp đồng thuê đất, có lẽ Móng Cái sẽ không còn tên.

2. Lũng đoạn bằng di dân kinh tế

Trong lúc nạn tại Việt Nam đang có cả triệu người thất nghiệp thì hàng vạn công nhân Trung Quốc lại ồ ạt kéo sang Việt Nam để làm việc.

Hàng vạn công nhân TQ đã vào Việt Nam

Hàng vạn công nhân TQ đã vào Việt Nam

Báo Tuổi Trẻ Online trong bài “Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam” đăng ngày 28-3-2009 trích lời ông Trần Ngọc Hùng – chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN: “Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được.”  Bài báo viết thêm:

Ông Nguyễn Công Lục – vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ – công nhận “một công trình nhưng công nhân Trung Quốc sang tới hơn 2.000 người”. Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh – chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN – cho biết không chỉ một mà hơn 10 công trình xây dựng nhà máy ximăng, nhiều dự án nhà máy điện lớn ở VN đều đang được các nhà thầu Trung Quốc làm…. Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc, theo ông Huynh, là họ không thuê nhân công VN mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại.

3. Lũng đoạn bằng cách nắm lấy nhiều dự án trọng điểm

Hầu hết các dự án trọng điểm của quốc gia như bô xít Tây Nguyên, dầu khí, điện, cầu đường, hóa chất lại rơi vào tay của một kẻ đang cướp đi lãnh thổ và lãnh hải của ta thì nguy hiểm đến chừng nào !  Để cho họ nắm các dự án trọng điểm như thế khác gì chui đầu vào rọ ?

Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Bài ký sự của báo VN Express (online) “Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN” đăng ngày 7-8-2010 trích lời bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội cho hay: Hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế – cung cấp thiết bị – xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.

Bài báo cho biết: “Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD…”

Bà Phạm Thị Loan cảnh cáo một cách nghiêm túc: “Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại.”

4. Lũng đoạn bằng cách chiếm Cao Nguyên

khai thac bauxite Tây Nguyên

khai thac bauxite Tây Nguyên

Việc Bộ Chính Trị CSVN quyết định cho lao động phổ thông Trung Quốc ồ ạt tràn vào Tây Nguyên để khai thác bô xít đã đặt Việt Nam vào một tình trạng hết sức bất ổn về chính trị.  Tây Nguyên không những là “nóc nhà Đông Dương” có một vai trò quan trọng chiến lược đối với Việt Nam, nhưng cũng là nơ có một trử lượng bô xít khổng lồ, ước tính khoảng 8 tỉ tấn.  Người Pháp từng nói, ai chiếm giữ được Tây Nguyên, người đó có thể làm chủ và khống chế được Đông Dương. Từ điển bách khoa mở Wikipedia trích dẫn lời cảnh cáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thư gởi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam rằng việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên “sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.”

Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng

Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng

Bài viết “Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng” của VnEconomy đăng ngày 14-4-2009 cho biết nhiều chi tiết làm cho người ta phải kinh ngạc:

– Số lao động trong khu mỏ đa phần là người Trung Quốc và một số ít công nhân Việt Nam quê ở Nghệ An và Thanh Hóa.  Lao động địa phương được nhận vào làm việc, chủ yếu là phụ nữ, phụ trách việc bưng bê đất cát trong công trường.

-Trên con đường nhựa đầy bụi đỏ từ khu phố, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đường dẫn vào mỏ bauxite Tân Rai là những quán ăn, nhà hàng do những người Trung Quốc mở ra.

– Có khoảng gần 20 dãy nhà tập thể dành cho công nhân Trung Quốc ở, sinh hoạt sau giờ làm việc. Một loạt dãy nhà cũng đang xây dựng để chuẩn bị đón công nhân Trung Quốc vào làm việc.

Báo VnExpress trong bài “Dự án bô xít Tây Nguyên và những quan ngại” cho biết:  Tính đến ngày 1-6-2009, hai dự án (Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đăk Nông với tổng số 13 mỏ bô xít) đả sử dụng 663 nhân công lao động Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên.  Con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều.  Bản tin VOA hôm Thứ Sáu 12-8-2011 viết:  “Gần 2/3 số công nhân Trung Quốc đang làm việc tại một trong số các mỏ bauxite gây tranh cãi ở Tây Nguyên không có giấy phép lao động.”

5. Lũng đoạn bằng cách lập các khu tự trị

"Làng Trung Quốc" ở xã Ngũ Lão - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng.

"Làng Trung Quốc" ở xã Ngũ Lão - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng.

Báo Dân Trí (online) ngày 24-6-2009 đăng bài Nhộn nhạo những “làng Trung Quốc” ở Hải Phòng tiết lộ nhiều chi tiết ly kỳ về việc cư trú bất hợp pháp của những “làng Trung Quốc” như sau:

– “Người dân Hải Phòng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thuỷ Nguyên còn có một “khu ổ chuột” với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa…”

– Trước trụ sở của mỗi đơn vị trúng thầu thi công của Trung Quốc, đều có một cổng bảo vệ riêng.

-Ông Lại Thế Minh – trưởng công an xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) nói: “Ban công an xã chưa một lần đi kiểm tra giấy đăng ký tạm vắng tạm trú của lao động nước ngoài cư trú tại địa phương trong thời gian thi công công trình nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Lý do vì lực lượng công an xã quá mỏng (14 cán bộ công an phụ trách địa bàn 10 thôn trong xã), lực lượng lao động người nước ngoài quá đông và… bất đồng ngôn ngữ!”.

-Số lượng lao động Trung Quốc được công ty của họ đăng ký tạm trú tại xã Ngũ Lão là… 350 người. Trong khi đó, theo khảo sát của phóng viên, riêng lượng lao động Trung Quốc của công ty Quảng Tây sống trong khu chung cư căn cứ trên số phòng, con số này là hơn 1.000 lao động.

– Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tính từ ngày khởi công đến giờ mới ngót bốn năm, nhưng đã có hàng trăm nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ… và các dịch vụ giải trí gắn biển Trung Quốc mọc lên hai bên quãng đường này.

-Tại những điểm đông dân cư như dốc My Sơn (Ngũ Lão), quãng đường cong Tam Hưng, số lượng các biển hiệu, nhà hàng treo chữ Trung Quốc, (có những cửa hiệu 100% chữ Trung Quốc) xuất hiện dày đặc, khiến người đi đường tưởng như mình đang đi lạc vào một phố Tàu nào đó vừa mới mở.

6. Lũng đoạn bằng cách “xuất khẩu” công nhân côn đồ sang VN

Công nhân Trung Quốc

Công nhân Trung Quốc

Ngày 24-6-2009 báo SGTT online đưa tin: “Đồng Nai: buộc 200 lao động Trung Quốc hồi hương.”  Bài báo trích lời ông Nguyễn Hữu Tám, trưởng công an xã, về tình trạng vô kỷ luật của công nhân Trung Quốc tại xã Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch) như sau: “chuyện công nhân ăn nhậu, xỉn, quậy, đánh người cũng thường xảy ra. Mỗi năm những công nhân này gây gổ đánh nhau vài chục vụ là chuyện bình thường. Lo ngại nhất là thời điểm họ không có việc làm, hay ra ngoài chơi rồi gây sự với người dân địa phương. Đã có trường hợp chở ba, không nón bảo hiểm, chạy ẩu tông vào người đi đường rồi bỏ chạy. Khi bị chặn xe thì hùng hổ đuổi đánh dân, gây náo loạn cả một khu vực.”

Ông Nguyễn Hữu Tám cho biết xã Phước Khánh có trên 300 công nhân Trung Quốc, trong đó công ty ximăng Công Thanh 275 người, công ty hoá dầu AB hơn 30 người. Tuy nhiên, đây là con số nắm được qua khai báo tạm trú, còn con số thực là bao nhiêu thì không thể biết được.”

Tờ VietBao.vn đăng lại bài ký sự “Lao động Trung Quốc “làm chui” ở công trường Công Thanh” ngày 23-6-2009 thuật lại:

Vợ chồng anh Dương Văn Kỳ và chị Lê Thị Hồng (ấp 3, xã Phước Khánh) mở cửa hàng tạp hoá và dịch vụ cho công nhân Trung Quốc thuê xe gắn máy ngay trước nhà máy xi măng Công Thanh kể: “Có bữa mẹ tôi cho một công nhân Trung Quốc thuê xe với giá 50.000 đồng/ngày. Anh ta đi liền 3 ngày mới về nhưng không chịu trả tiền mà còn tính đập phá xe của tôi. Thấy vậy, tôi giảm giá xuống còn 100.000 đồng cho cả 3 ngày nhưng anh ta vẫn không chịu, quay lại đánh cả tôi, đuổi tôi chạy lòng vòng khắp nhà…”

VietBao.vn cũng cho đăng bài “Lao động Trung Quốc “quậy” ở công trường Nghi Sơn” để làm rõ tánh chất của công nhân Trung Quốc tại công trường Nghi Sơn.  Bài báo thuật lại như sau:

Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh [Lê Thị Nghị]. Vừa lúc đó anh Len [Nguyễn Văn Len] về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.

Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.

Lao động chui Trung Quốc

Lao động chui Trung Quốc

Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.

Một điều làm nhiều người dân phẩn nộ là những tên côn đồ này chỉ bị xử phạt qua loa, và sau đó được nhà nước CSVN dùng xe hơi đưa đón như những thượng khách.

7. Lũng đoạn bằng hàng lậu

Lực lượng QLTT kiểm tra kho hàng nhập lậu của một doanh nghiệp

Lực lượng QLTT kiểm tra kho hàng nhập lậu của một doanh nghiệp

Báo Người Lao Động (NLĐ) đăng bài “Tràn ngập hàng lậu Trung Quốc” ngày 5-11-2011 cho biết: “Trong quý III/2011, cơ quan QLTT TPHCM cũng đã tịch thu hàng cấm, hàng ngoại nhập lậu, hàng giả với 723.902 đơn vị sản phẩm hàng hóa, 47,5 tấn hàng hóa, 13.840 m vải. Trong đó, có 44.230 gói thuốc lá, 64.857 chai, lọ, hộp mỹ phẩm, 1.146 điện thoại di động, 20.229 phụ tùng ô tô, xe gắn máy, 172.950 đồ chơi trẻ em. Hầu hết số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý vẫn là buôn bán, vận chuyển, chứa trữ hàng nhập lậu, nhiều nhất vẫn là hàng TQ.”

Báo Pháp Luật TPHCM (phapluattp.vn) trong bài “Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ” trích lời ông Lý Ngọc Thắng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A TP.HCM, cho biết: “Có đến 80% các vụ nhập lậu hàng hóa vào thị trường Việt Nam là từ Trung Quốc và chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, thực phẩm.”

8. Lũng đoạn bằng tiền giả và các mưu độc

300 triệu tiền VN giả được đưa vào VN

300 triệu tiền VN giả được đưa vào VN

Trung Quốc còn ngang nhiên dùng các thủ đoạn kinh tế hiểm ác để phá hoại nền kinh tế và tài Chánh Việt Nam.  Trong bài “TQ khống chế VN trên lĩnh vực kinh tế“, Đài RFA đã trích lời của TS Lê Đăng Doanh nói về một số thủ đoạn của Trung Quốc như sau:

“Một điều hiển nhiên được chứng minh nhiều lần là việc tiền giả được in từ Trung Quốc mang vào Việt Nam và chúng ta rất nhiều lần lên tiếng với Trung Quốc nhưng cho đến nay mọi sự vẫn tiếp diễn. Hai nữa là việc thương nhân Trung Quốc thu mua móng trâu bò ở các tỉnh biên giới. Móng được mua rồi thì trâu bò không còn cày bừa được nữa. Họ còn mua rễ các cây thuốc và vừa rồi thương nhân Trung Quốc mua giá cao các loại chè của Việt Nam sau đó yêu cầu người nông dân Việt Nam cho thêm bùn và dầu nhớt vào chè. Số chè này mang về Trung Quốc và họ tập trung lại và công bố rằng chè của Việt Nam bẩn, không sử dụng được và họ tổ chức một buổi tiêu huỷ rầm rộ lá chè mua từ Việt Nam về.”

Nhóm Thiện Chí

Thông Tin Trên Mạng

Leave a comment