BỎ NGÕ BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG

Chinese got visa exemption

Chinese got visa exemption

1. Miễn chiếu khán nhập cảnh

Trong lúc Tàu Cộng đang cố tình cướp biển, cướp đảo, cướp đất của Người Việt thì nhà cầm quyền CSVN lại bỏ ngõ biên giới Việt – Trung.  Không những thế, họ còn mở rộng cầu cống, cửa ải, đường bộ, đường sắt, cửa khẩu… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người Trung Quốc tràn sang Việt Nam một cách bất hợp pháp và thành lập những “làng Trung Quốc”, những “phố Tàu” tại nhiêu nơi trên lãnh thổ Việt Nam.  Báo chí trong nước gọi những người này là “lao động chui”.  Chính quyền CSVN không biết họ là ai, số lượng bao nhiêu, có mục đích gì.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sắng trong bài viết “Tàu cộng – Chánh sách di dân và lấn chiếm biên giới” đã cảnh cáo: “Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch người Trung Quốc khi vào Việt Nam. Đây là một quyết định đầy bất trắc cho tương lai dân tộc.”  Ông đưa ra trường hợp Tây Tạng để khuyến cáo CSVN về hậu hoạ của chính sách miễn chiếu khán nhập cảnh cho người Trung Quốc:

“Họ [Trung Quốc] đưa đến Tây Tạng khoảng 7,5 triệu người Trung Quốc, vượt xa dân số Tây Tạng khoảng nửa triệu. Người Tây Tạng trở thành dân thiểu số ngay trên chính quê hương cuả họ. Họ thống trị Tây Tạng không những về mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và xă hội, mà còn ngự trị về mặt ngôn ngữ, vì ngôn ngữ chính thức là tiếng Trung Hoa, và Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ địa phương.”

2. Bõ ngõ các cử khẩu phụ

Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Việt Đức/Vietnam+)

Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Việt Đức/Vietnam+)

Báo Tiền Phong Online đăng bài “Lạng Sơn bỏ ngỏ cửa khẩu phụ” ngày 26-7-2011 xác nhận: “Lạng Sơn có gần chục cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới, lượng hàng hóa nông sản, gia súc, gia cầm xuất nhập khẩu (XNK) sôi động. Tuy thế, nơi đây lại không có lực lượng chức năng như hải quan, kiểm dịch…”

Bài báo còn cho biết: “Theo báo cáo của đoàn khảo sát các cửa khẩu, cặp chợ đường biên do tỉnh Lạng Sơn thành lập mới đây, mỗi ngày có hàng ngàn tấn hàng hóa, lượt người qua biên mỗi ngày.”

3. Bỏ ngõ cửa khẩu chính

Ải Nam Quan đã mất

Ải Nam Quan đã mất

Không lâu sau khi “Hiệp ước biên giới trên đất liền” được hai ngoại trửơng Nguyễn Mạnh Cầm của Việt Nam và Đừơng Gia Triền của Trung quốc chính thức ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999, tại thủ đô Hà nội, Ải Nam Quan đã biến thành một phần trong lãnh thổ Trung Quốc.  CSVN còn tổ chức đại lễ dâng Ải Nam Quan ngày 23-2-2009 một cách rầm rộ, còn phía Trung Quốc thì đánh trống đánh chiêng nhảy múa tưng bừng.  Kể từ đó, “lao động chui” của Trung Quốc vào Việt Nam không còn bất cứ trở ngại nào.

4. Các hình thức bõ ngõ khác

Cầu đường bộ Kim Thành

Cầu đường bộ Kim Thành

Ngoài cửa khẩu chính, nhiều cửa khẩu phụ và đường rầy xe lửa, CSVN còn bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cầu đường bộ biên giới Việt – Trung tại Kim Thành-Bắc Sơn nối liền hai tĩnh Lao cai (Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc), tạo thuận lợi tối đa cho việc thông thương biên giới.  Đặc biệt chiếc cầu này không phải là chiếc cầu thông thường vì nó được thiết kế và xây dựng cho cả xe tăng và các loại xe cơ giới có trọng tải trên 100 tấn đi qua.  Bài viết “Thông cầu đường bộ biên giới Việt- Trung tại Kim Thành – Bắc Sơn“, báo Quân Đội Nhân Dân Online ghi rõ: “Cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Việt – Trung nối Khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai – Việt Nam) với Khu Bắc Sơn (Hà Khẩu – Vân Nam – Trung Quốc) được thiết kế xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông dự ứng lực, tải trọng thiết kế cho xe nặng 120 tấn. Cầu có 5 nhịp dầm liên tục, 4 làn xe cơ giới và 2 làn người đi bộ. Phía Lào Cai chịu trách nhiệm xây dựng 1/2 cầu tính từ điểm hợp long về phía Lào Cai, toàn bộ đường vào cầu và các công trình khác phía bờ Việt Nam với tổng mức đầu tư là 123 tỷ đồng, do Công ty Cầu I Thăng Long thi công. Đây là cây cầu đường bộ nối hai nước Việt – Trung, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, văn hoá giữa hai nước; là điểm nối quan trọng trong chương trình xây dựng Khu hợp tác kinh tế Lào Cai – Hồng Hà, hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.”

5. Bỏ ngõ có chủ trương

Cần hoàn thành sớm hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội

Cần hoàn thành sớm hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội

Ngày 11-3-2011, Báo điện tử Tỉnh Lào Cai (laocai.gov.vn) đăng bài “Phát triển thương mại trên Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” của Báo điện tử ĐCSVN nêu rõ quan điểm và chủ trương của Đảng CSVN về kế hoạc thông thương biên giới Việt – Trung như sau:

” Để tạo bước đột phá cho hoạt động thương mại, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác phát triển mạng lưới chợ vùng biên [vùng biên giới Việt – Trung] và nghiên cứu thành lập các trung tâm thương mại biên giới lớn làm đầu mối cho hoạt động XNK. Trong giai đoạn hội nhập sâu về kinh tế như hiện nay, việc hợp tác phát triển hệ thống kho vận hiện đại để gia tăng giá trị cho hàng hóa XNK; xây dựng các trung tâm dịch vụ trên tuyến nhằm khai thác tối đa lợi thế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất và quá cảnh giữa ASEAN và Trung Quốc là không thể thiếu.

Thực hiện được như vậy, chắc chắn trong thời gian tới, sự hợp tác phát triển kinh tế, thương mại trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng sẽ có những bước bứt phá ngoạn mục.”

6. Trung Cộng rất hài lòng

Trung Cộng nhảy nhót vui mừng

Trung Cộng nhảy nhót vui mừng

Cộng Sản Bắc Kinh (CSBK) hết sức vui mừng về kế hoạch thông thương biên giới Việt -Trung của họ nên đã tổ chức đại lễ tiếp thu Ải Nam Quanđại lễ khánh thành cầu Kim Thành với sự reo hò và nhảy múa tưng bừng của các vũ công Trung Quốc.

Người Việt Nam phải thấy rõ hiểm họa “xâm lăng không tiếng súng” này của CSBK mới có thể xác định một đường lối Cứu Nước đúng đắn.

Nhóm Thiện Chí

Leave a comment