Cách Mạng Dân Tộc là gì ?

Ý Chính:  Trong chính tri., người ta thường định nghĩa cách mạng là một hành động mạnh bạo để thay đổi một trật tự chính trị không còn thích hợp với nguyện vọng của đa số.  Đối với người Việt, Cách Mạng Dân Tộc (CMDT) là một tiến trình tranh đấu, mang những tính chất đặc thù, được thúc đẩy bởi Hồn Nước, để thay đổi một chế độ đã cướp đi sự độc lập mà dân tộc Việt xem như là báu vật.  Hiện nay, CMDT đang diễn tiến tại Việt Nam dầu chánh quyền Cộng sản muốn hay không muốn.  Xin đọc bài nghiên cứu “Cách Mạng Dân Tộc Việt Nam” để hiểu rõ bản chất của CMDT Việt Nam.

CÁCH MẠNG DÂN TỘC VIỆT NAM

     Từ nữa thế kỷ qua, đất nước Việt Nam bất hạnh bị ngoại quốc mượn làm chiến trường để giải qyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ. Trong cuộc chiến nữa thê’ kỷ nầy, người Việt, diễn viên chính của màn kịch bi thảm nầy mang hai nhản hiệu Cộng sản và Quốc gia. Nếu nhìn vấn đề Việt Nam chỉ trong khuôn khổ cuộc chiến Quốc – Cộng, người ta không nhìn rỏ vấn đề của Việt Nam và không hiểu những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong tinh thần đó tôi đề nghị một lối tiếp cận thực tế hơn và từ đó chúng ta có cái nhìn xác đáng về những vấn đề của Việt Nam hiên tại. Cái nhìn xác đáng nầy rất cần thiết cho những người còn có tấm lòng với đất nước tìm ra những giải đáp thích đáng cho bài toán có vẻ nan giải là Việt Nam ngày nay. Những gì đã và đang diễn biến trên đất nước Việt Nam từ nửa thế kỷ qua chỉ là những giai đoạn trong một tiến trình biến chuyển của đất nước Việt Nam từ một nước độc lập bị mất độc lập, sống bế quan tỏa cảng hằng bao nhiêu thê’ kỷ, bị bắt buộc mở cửa và sống trong sự cạnh tranh quốc tế . Tiến trình đó gọi cho đúng nghĩa là Cách Mạng Dân Tộc đang diễn tiến tại Việt Nam .

A/ ĐỊNH NGHĨA CÁCH MẠNG

Trong thời cận đại, danh từ Cách mạng được xử dụng nhiều lần và cũng bị lạm dụng không ít. Cách mạng, nghĩa thông thường, là môt sự thay đổi từ căn bản một hệ thống tư tưởng như Cách mạng vật lý, một hình thức mưu sinh như cách mạng xanh, Cách mạng nông nghiệp. Tôi không kể vào đây những quái thai Cách mạng chính trị hay là trò cưỡng hiếp chử nghĩa như cách mạng văn hoá tại Trung cộng trong thập niên sáu mươi dưới thời Mao Trạch Đông. Những cuộc cách mạng nói trên có tánh chất tiệm tiến khi diễn ra va sự thay đổi không mang lại sự chết chóc. Có khi cuộc Cách mạng diễn ra có tánh chất bộc phát như một qủa bom nổ kéo theo nhiều đổ vỡ và không ít sanh mạng trong đó, đôi khi có sanh mạng của người đứng ra làm cách mạng. Đó là cách mạng chính trị thường được nói tóm gọn bằng hai chử Cách mạng.

Cách mạng được định nghĩa là một cuộc thay đổi dữ dội bằng bạo lực một trật tự chính trị hay xã hội của một quốc gia do một phần khá lớn dân chúng bất mãn khởi xướng và toàn thể người trong quốc gia đều phải gánh chịu hậu qủa của cuộc thay đổi đó dầu họ chấp nhận hay không chấp nhận. Mặc dù những người đứng ra là cách mạng chỉ là một thiểu số họ phản ảnh không ít bất mãn của đa số và Cách mạng chỉ nổ ra khi mọi toan tính thay đổi chế độ bằng đường lối hợp pháp hay ôn hoà đều thất bại trước lập trường khư khư giữ nguyên trạng thái của nhà cầm quyền. Đây là một định nghĩa thông dụng được các học giả, chính trị gia, chiến lược gia trên thế giới chấp nhận ngoại trừ các nước Má́c xít Lêninít hay là Cộng sản. Marx đã xây dựng thuyết duy vật sử quan trên căn bản giai cấp. Không có giai cấp hiểu theo nghĩa của Marx thì yếu tố biện chứng trong duy vật sử quan chỉ là trò chơi chữ vô nghĩa của một nhà khoa bảng thất cơ lở vận.  Chúng ta hảy nghe Marx định nghĩa giai cấp. Marx nhìn giai cấp theo vị trí của một tầng lớp xã hội trong tiế́n trình sản xuất nghĩa là trong tương quan với một gia cấp khác. Lênine nói rõ thêm “giai cấp là những người mà trong số đó, tập đoàn nầy có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do vị trí mà nó nắm giữ trong một nền kinh tế nhứt định. Định nghĩa giai cấp của Marx và đồ đệ Mác xít cường điệu quá rõ ràng tánh chất giai cấp của kinh tế chỉ với ý đồ chứng minh cho sự cần thiết của thuyết đấu tranh giai cấp mà thế giới chứng kiến cảnh điên loạn đấu tranh giai cấp tại Liên Sô, Trung Quốc, Việt Nam . Xin mở dấu ngoặc là định nghĩa giai cấp của Lênine nếu áp dụng vào xã hội Việt Nam hiện tại đúng vô cùng khi thêm vào câu chót “vị trí mà họ nắm giử do quyền lực độc tài toàn trị ban phát.” Trở lại định nghĩa Cách mạng theo người Cộng sản “Cách mạng là sự bùng nỗ mâu thuẫn đốí kháng chín muồi giữa lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất (ai làm chủ phuơng tiện sản xuất) đang chuyển mình”. Nếu qua cuộc Cách mạng do người vô sản hay đúng hơn là đảng Cộng sản nắm quyền để xây dựng một chế độ mới, một trật tự xã hội mới thì đó mới đúng là Cách mạng. Tất cả các cuộc cách mạng lớn trên thế giới như cách mạng 1789 tại Pháp, cách mạng Tân Hợi (1911) tại Trung Hoa đều là đồ giả đối với quan niệm cộng sản vì không do cộng sản lãnh đạo. Vì thế, trong từ ngữ cộng sản, cách mạng phải hiểu là cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo.  Chúng ta tạm gác cách mạng của người cộng sản để thẩm định về Cách mạng nói chung.

B/ TẠI SAO CÓ NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG

Cách mạng không phải là một vật trang sức của các chính trị gia nhiều tham vọng. Nó cũng không phải là một món hàng được chào hàng ra rã bởi các ống loa tuyên truyền Mác Xít.  Đây là nhu cầu khách quan của một dân tộc, trên con đường vận động biến chuyển đến một tình trạng tốt đẹp hơn trong sinh hoạt tinh thần và vật chất, đụng phải một chướng ngại vật.  Chướng ngại vật đây là chế độ cai trị hay nói rộng ra là trật tự chính trị áp đặt lên đời sống xã hội mà dân cảm thấy không còn chấp nhận được nữa vì trật tự này đi ngược lại nguyện vọng của đa số nhân dân.  Chướng ngại vật còn nằm trong trật tự xả hội bất công làm cho dân gặp nhiều khó khăn trong tự do mưu sinh.

Tóm lại trật tự chính trị và xã hội không còn thích hợp với nhu cầu của dân.  Không thích hợp thì phải cải cách.

Trong một chế độ mà dân có quyền nói lên nguyện vọng của mình và có quyền bắt buộc nhà cầm quyền cải cách theo nguyện vọng đó và khi nhà cầm quyền bất lực trong cải cách, dân có quyền thay đổi người cầm quyền trong vòng hợp pháp thì không hề có cách mạng.

Như thế cách mạng chỉ xảy ra trong một nước có chế độ độc tài, nơi dân quyền và nhân quyền bị tước đoạt, người dân không có khả năng thay đổi nhà cầm quyền trong vòng hợp pháp hoặc bằng phương cách ôn hòa.

Những sự thay đổi chánh phủ bằng bạo lực trong một chế độ dân chủ do những người có võ khí trong tay khởi xướng ở đây đó trên thế giới chỉ là những cuộc đảo chánh mặc dù những người này khoác nhãn hiệu cách mạng lên hành động của mình.

C/ NHỮNG NÉT CHUNG TRONG MỌI CUỘC CÁCH MẠNG

Khi nghiên cứu cách mạng tại các nước lớn đã trải qua biến cố như Pháp và Mỹ trong thế kỷ 18, Nga trong đầu thế kỷ 20, người ta thấy ở mỗi nước cách mạng mang một sắc thái riêng vì hoàn cảnh đặc thù của mỗi nước về chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế, cấu trúc xã hội, tâm lý xả hội.  Tuy nhiên ngoài những cái riêng đó có những mẫu số chung sau đây:

1/ Đa số dân bất mãn

Từ khi nhà nước ra đời,  giữa nhà nước cai trị và người dân bị trị lúc nào cũng có một sự tranh chấp về quyền lực.  Nhà nước nào cũng muốn tóm thâu càng nhiều quyền càng tốt.  Về phía dân, tuy chấp nhận hy sinh một số tự do để bộ máy nhà nước vận hành vì ích lợi chung, dân cũng muốn giử lại phần mình càng nhiều tự do càng tốt. Sự tương quan giữa nhà nước và dân mang tính chất thăng bằng bất ổn định (équilibre instable).  Như thế người dân trong bất cứ chế độ nào cũng bất mãn nhà nước không nhiều thì ít.

Khi nghiên cứu cách mạng, người ta thấy cách mạng phát sinh do đa số dân bất mãn.  Cách mạng và bất mãn của dân đi đôi với nhau như hình với bóng.  Trong chế độ nào cũng có dân bất mãn, trong khi đó cách mạng chỉ bùng nổ ra trong một số hết sức nhỏ quốc gia thì người ta thấy có những yếu tố gây bất mãn mà người dân tạm chịu đựng và những yếu tố dân không còn chấp nhận được nữa.

Đi sâu vào vấn đề, sự bất mãn dẫn đến cách mạng xuất phát từ chánh sách áp bức của kẻ cầm quyền, vừa từ cơ chế chính trị.

Như đã nói trên, chánh sách của nhà cầm quyền độc tài nào cũng tước đoạt nhân quyền và dân quyền hoặc toàn bộ hoặc phần lớn làm cho dân bất mãn.  Trong những quyền bị tước đoạt vì chánh sách áp bức đó, những gì liên quan đến sự sống trực tiếp của dân thì dân không thể chấp nhận, nói theo phương cách bình dân thì đụng đến là có chuyện.  Có ba thứ quyền mà dân tha thiết nhất theo thứ tự sau đây:

Thứ nhất là quyền tự do mưu sinh.  Câu châm ngôn của người Việt Nam ngàn xưa “có thực mới vực được đạo” đã nói lên tánh chất quan trọng của quyền đó.  Trong lịch sự nước Việt, thời kỳ bị Tàu đô hộ, người dân bị bắt xuống biển mò ngọc trai, lên rừng tìm gỗ qúi cho chánh quyền thực dân.  Dân không được tự do làm cái nghề mình thích để kiếm chén cơm.  Vì mất quyền tự do đó mà mỗi khi có những cuộc cách mạng giải phóng, dân đã hăng hái tham gia.  Trong thời hiện đại, chế độ cộng sản theo lối Staline ở Nga với chánh sách tập thể hóa nông nghiệp làm cho nông dân mất đi quyền tự do cán tác làm nghề của họ.   Nông dân bị bắt buộc làm trong các hợp tác xả nông nghiệp hay là nông trường quốc doanh mới có phương tiện sinh sống dù họ thích hay không thích. Người ta đã thấy phản ứng của dân trong các chế độc cộng sản như thế nào.

Về điểm này, một số nhà độc tài tính quái đã cho dân tự do mưu sinh phần nào để xoa dịu bất mãn trong lúc xóa bỏ các quyền tự do khác để còn ngồi lâu dài trên chiếc ghế độc tài.

Thứ nhì là quyền được an toàn nhân thân.  Trong chế độc độc tài, người cầm quyền đứng trên pháp luật.  Họ muốn làm gì cũng không có luật nào ngăn cấm, vì thế họ khó có thể cưỡng lại ý muốn bịnh hoạn của kẻ có quyền lực trong tay, muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh.

Người dân khi được tự do mưu sinh vẫn thấy cuộc sống chưa được bảo đảm, nếu lúc nào họ cũng có thể bị một tên ác ôn có chức quyền bắt bớ, đánh đập.  Ngoài sự lạm quyền của nhân viên nhà nước, những băng đảng lưu manh trong xả hội đen mà nhà cầm quyền không dẹp nổi cũng hăm dọa an toàn nhân thân của dân và làm cho dân bất mãn không kém gì bị nhân viên nhà nước hiếp đáp.

Thứ ba là quyền sở hữu.  Một lần nữa xin mượn câu châm  ngôn khác để nói lên sự thiết tha của dân đối với quyền này: “đồng tiền liền khúc ruột.”  Dân không bao giời chấp nhận chuyện nhà nước, nhơn danh những gía trị tốt đẹp nhất của loài người, để sung công tài sản của họ.  Dân xem tài sản bị sung công giống như tài sản họ bị đánh cướp.  Quyền sở hữu chỉ bị tước đoạt trong các nước cộng sản.  Tại nông thôn miền Nam, lưu truyền từ lâu một câu châm ngôn chữ nho nghe là hiểu liền: “nhứt hậu hôn, nhì điền thổ, vạn cổ chi thù.”  Dân miền Nam hiền hòa thật nhưng đừng đụng đến đất đai của họ.  Chánh quyền Cộng sản giựt đất của nông dân đã gây ra không phải là bất mãn mà mối thù ghê gớm không biết chừng nào mới giải tỏa được.

Nhà nước độc tài đã tước đoạt hầu hết quyền của dân.  Những quyền khác dân còn tạm chấp nhận bị tước đoạt nghĩa là bất mãn nhưng chưa bùng nổ thành hành động ngoại trừ ba cái quyền nói trên mà dân xem là thiết thân đến sự sinh sống của họ.

Về cơ chế chính trị làm dân bất mãn có hai điểm:

Thứ nhất, cơ chế không còn thích hợp với sự cạnh tranh quốc tế khiến cho quốc gia bị tụt hậu, khiến cho dân sống nghèo đóị  Trầm trọng hơn là cộng đồng quốc gia bị nguy cơ giải thể nếu cơ chế chính trị lỗi thời còn tồn tạị

Thứ nhì, cơ chế chính trị đẻ ra một đẳng cấp đặc quyền đặc lợi.  Những người trong đẳng cấp này đươc chế độ độc tài ban phát ân huệ để lấy đó làm gốc dựa.  Họ hưởng đủ thứ quyền kể luôn quyền ngồi trên pháp luật.  Nhờ đặc quyền, họ làm giàu bằng cách tham nhũng, buôn lậu, vơ vét tài nguyên quốc gia.  Đây là một vấn đề tâm lý xã hội quan trọng vô cùng mà các nhà cầm quyền độc tài không hiểu hay không chịu hiểu.  Trong một nước nghèo đói, nếu tất cả đều nghèo đói thì dân dễ chấp nhận.  Nhưng bên cạnh sự nghèo đói chung, một thiểu số người, không phải vì tài đức mà sống giàu sang, phè phởn ngồi trên pháp luật là cái gai chọc vào mắt mọi người.  Dân ghét những người đó và bất mãn chế độ bất công đã khai sanh ra hạng người đó.  Tại Pháp và Nga trước khi cách mạng bùng nổ, sự hiện hửu của đẳng cấp quý tộc hưởng đủ thứ quyền lợi là động cơ mạnh mẽ đã thúc đẩy nông dân và người nghèo thành thị tham gia cách mạng một cách cuồng nhiệt.

Sự cộng hưởng của chánh sách đàn áp của nhà cầm quyền liên quan đến sự sinh sống của người dân và tánh cách lỗi thời của chế độ chính trị đã làm cho dân bất mãn cao độ và đưa đến cách mạng nếu một số điều kiện cần và đủ xảy ra.

2/ Sự Ngoan Cố Không Chịu Cải Cách Của Kẻ Nắm Quyền

Cách mạng chỉ xảy ra ở trong các nước sống dưới chế độ độc tài.  Những nhà độc tài này, vua, hoàng đế, chủ tịch nước đều bị một thứ ma túy cám dỗ làm cho họ không thể cãi cách được.  Thứ ma túy đó là quyền lực, một người nói trăm người vâng dạ (nhứt hô bá ứng), lại còn bao nhiêu lợi lộc vật chất khác cho bản thân và cho dòng họ.  Nhà độc tài nào cũng tham quyền, xưa là vua hay hoàng đế trong chế độ quân chủ chuyên chế, thời cận đại là mẫu người như Hitler, Staline, Mao Trạch Đông, Kim Nhựt Thành và Hồ Chí Minh.  Đối với những tên tuổi này, quyền lực là lẽ sống của họ.  Họ bằng lòng chết hơn là cãi cách chế độ tức là thả bớt một phần quyền lực để xoa dịu sự bất mãn của dân.  Vì ngoan cố không chịu cãi cách vua Pháp và hoàng đế Nga đã rơi đầu.  Tiếc rằng những cái chết này không mở mắt chút nào các tay độc tài trên thế giới thuộc các thế hệ sau.

3/ Hoàn Cảnh Cách Mạng

Bất mãn của dân là trạng thái phổ biến trong mọi nước sống dưới chế độ độc tài.  Trước sự đàn áp thô bạo, người dân thấp cổ bé miệng nhẫn nhục chịu đựng.  Khi sự áp bức quá mức hết chịu nổi thì dân nổi loạn.  Sau khi loạn bị thanh toán, nhà cầm quyền độc tài thường cho thi hành một vài cãi cách nhỏ bé để xoa dịu bất mãn.  Sau đó thì trật tự cũ vẫn tiếp tục trong cuộc sống cho đến khi một yếu tố mới xuất hiện làm cho nhà cầm quyền độc tài nào cũng lo sợ mất ăn mất ngủ, đó là tư tưởng Cách Mạng.

Đây là một số những tư tưởng rời rạc, có khi được hệ thống hóa thành một chủ thuyết nói lên một cách thuyết phục những tai họa mà chế độ độc tài mang lại cho đất nước và đời sống người dân để đi đến kết luận hợp lý là chỉ có sự thay đổi chế độ mới chấm dứt được tai họa cho mọi người.

Trong một chế độ độc tài thì không biết bao nhiêu chuyện xấu để đả kích từ chánh sách áp bức tước đoạt dân quyền và nhân quyền đến nạn bè phái, tham nhũng và bao nhiêu tệ trạng khác.

Tư tưởng cách mạng dĩ nhiên bị nhà nước cấm đoán.  Tuy nhiên, trong quá khứ tại hai nước Pháp và Nga trước cách mạng, mặc dầu phương tiện truyền thông còn thô sơ, tổ chức cảnh sát của vua Pháp và hoàng đế Nga cực kỳ lợi hại cũng không thể nào cấm đoán được sự lưu hành tư tưởng cách mạng.

Trong sự phổ biến tư tưởng cách mạng chống lại một nhà nước độc tài, có một hiện tượng tâm lý xã hội mà nhà cầm quyền độc tài không thể hiểu nổi.  Khi một chế độ độc tài bưng bít thông tin, triệt bỏ tự do ngôn luận để cấm đoán các tư tưởng chống đối, những tư tưởng này đúng hay sai không cần biết, có một sức hấp dẫn kì lạ đối với người dân bất mãn.  Hiện tượng ngược lại là những sản phẩm của nhà nước, dầu hay cho mấy cũng bị dân chán ghét không thèm đọc với tâm trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mải!.”  Bởi vậy, ở Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, những cuốn sách về thuyết Mác Lê, những cuốn sách của Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười (sách này do thầy cò viết hộ) được in đẹp, giấy tốt, về hình thức không thua một quyển sách in ở Tây phương, không có ma nào đọc.   Trái lại, những tài liệu bị cộng sản xếp vào loại “xấu”, những gì chống đối từ hải ngoại gởi về hay do người chống đối trong nước  viết ra thì được dân chúng tự  động phổ biến bằng mọi hình thức, rỉ tai, quay ronéo, photocopy, đánh máy rồi chuyền tay nhau đọc.  Công an của CSVN là một cơ quan lợi hại vô cùng về mặt đàn áp chính trị cũng đành bất lực trước sự phổ biến tài liệu xấu càng ngày càng lan tràn trong nước.

Khi tư tưởng cách mạng thấm nhuần trong các tầng lớp dân chúng thì sự thay đổi tâm lý quần chúng diễn ra, dân không còn sợ nhà nước đàn áp nữa.  Tư tưởng chịu đựng “tránh voi chẳng xấu mặt nào” đã trở thành “hết chịu đựng được.”

Khi chế độ độc tài đi vào thoái trào, đây là quy luật tự nhiên của các chế độ độc tài, kinh tế suy sụp, tham nhũng lan tràn, tệ nạn xả hội bành trướng, vật giá tăng, cuộc sống khó khăn, tất cả những tai họa mà người dân đang hứng chịu bên cạnh cuộc sống xa hoa, dâm dật của đẳng cấp đặc quyền đặc lợi, xả hội đi vào cảnh loạn hay là “hoàn cảnh cách mạng” đang diễn ra trong xã hội.

Hoàn cảnh cách mạng là tình trạng một xả hội mất đi nếp sống sinh hoạt bình thường.  Tất cả mọi hình thức sinh hoạt đều mang sắc thái chung là căng thẳng.  Đây là xả hội loạn vì hai thành phần của khế ước xả hội, người cai trị và người bị trị, đều không tôn trọng bổn phận mình đối với cộng đồng.  Cả hai đều tìm mọi cách lách qua các quy định của luật pháp.  Người bị trị đau khổ vì trong cuộc sống quá đen tối, bị ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng, đi từ bất mãn đến thù hận nhà nước và mong muốn thay đổi chế độ.  Trong khi chờ đợi cách mạng xảy ra, họ xem nhẹ bổn phận của công dân: không tuân hành luật pháp, tránh né đi lính, đóng thuế, thi hành nghĩa vụ công cộng đối với xả hội.

Về phần mình, nhân viên nhà nước cũng không tôn trọng pháp luật.  Họ lợi dụng chức vụ để vơ vét cho đầy túi để đề phòng ngày mai không tươi sáng vì họ cũng linh cảm được một xả hội đầy căng thẳng, cuộc sống không bình thường không thể kéo dài vĩnh viễn.

Trong một xã hội, sự sinh hoạt của mọi người phải hài hoà với mọi người khác, từ đó mới có sự ổn định xả hội.  Sự hài hòa nhờ pháp luật và những giá trị đạo đức bổ túc cho pháp luật tạo nên một xả hội kỷ cương.  Trong một xả hội có hoàn cảnh cách mạng hay nôm na là xả hội loạn, không ai còn tôn trọng pháp luật cùng như giá trị đạo đức.

Nếu nhà nước không có biện pháp gì ngăn chặn hữu hiệu, xả hội loạn sẽ biến chuyển đến cảnh đại loạn để kết thúc bằng sự thay đổ chế độ nếu thời cơ đưa đến.

4/ Thời Cơ

Thời cơ là một biến cố quan trọng xảy ra vào thời điểm tình trạng căng thẳng xả hội lên đến tột đỉnh.  Chánh quyền suy yếu vì nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, không còn khả năng đàn áp mạng mẽ.  Biến cố này nằm trong nhiều lãnh vực khác nhau (quân sự, kinh tế, chính trị, xả hội) giúp cho những người chống chế độ xách động quần chúng bất mãn nỗi dậy dễ dàng và có cơ may thành công.

Trong ba cuộc cách mạng lớn thời hiện đại tại Mỹ, Pháp, Nga thời cơ xảy ra do lỗi lầm của nhà cầm quyền ở Pháp và Nga, ở Mỹ chính những người chống chế độ tạo ra thời cơ.

D/ CÁCH MẠNG DÂN TỘC

Chúng ta mất khá nhiều thì giời để bàn qua cơ chế vận hành của một cuộc cách mạng.  Bây giời xin trở lại Cách Mạng Dân Tộc (CMDT).

Để hiểu rõ biến cố lịch sử gọi là CMDT, sự trở về nguồn góc của dân tộc Việt Nam là một chuyện cần thiết.

Cách đây khoảng bốn ngàn năm, trong khu vực đồng bằng rộng lớn trải dài phía nam Động Đình Hồ, khu vực mà người hán gọi là GIANG NAM có bộ tộc Bách Việt sinh sống.  Người Bách Việt thường bị người Hán tộc phát xuất từ lưu vực sông Hoàng hà uy hiếp.  Người Hán đông hơn, văn minh hơn sau cùng đã thôn tính được đất Bách Việt và Hán hóa hầu hết bộ tộc Bách Việt.  Khi Tần Thuỷ Hoàng lần đầu tiên thống nhất được nước Tàu ranh giới phía nam của Hán tộc đã đến ranh giới Bắc Việt hiện tại.  Di tích của bộ tộc Bách Việt chỉ còn sót lại trong một vài phong tục, tập quán, trong ngôn ngử và điạ danh như tỉnh Quảng Đông là đất Nam Việt, tỉnh Phước Kiến là đất Mân Việt.

Trong những bộ tộc Bách Việt có một chi không chấp nhận sự đô hộ của người Hán.  Họ vừa chiến đấu vừa lui dần về phía nam để tìm đất sống.  Ở đây xin nhấn mạnh đến hướng di chuyển Bắc-Nam của bộ tộc Việt bất khuất này.  Khi di chuyển đến lưu vực sông Hồng Hà xa cách sức ép của người Hán, họ dừng lại định cư và phối hợp với bộ tộc Lạc tại điạ phương thành bộ tộc Lạc Việt (theo học giả Thái Văn Kiểm).

Trước sự hăm dọa thường trực của người láng giềng khổng lồ phương Bắc, bộ tộc Lạc Việt vì nhu cầu sinh tồn, đã thành lập quốc gia khoảng bảy trăm năm trước Công Nguyên với một nhà nước thô sơ đầu tiên mang tên là Văn Lang; người được mọi người tôn lên cầm quyền thuộc họ Hồng Bàng và xưng danh hiệu là Hùng Vương.  Nước Văn Lang về sau đổi tên nhiều lần như là Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam.  Thành phần dân tộc cốt cán của quốc gia là dân tộc Lạc Việt.  Cần nói rõ đây là dân tộc Lạc Việt chớ không phải là chủng tộc thuần giống mà các nhà bác học Đức Quốc Xã gán cho dân Đức để lấy đó làm căn bản lý luận cho một chánh sách xâm lược.  Dân Lạc Việt khi di cư đến đất Trung Việt đã pha gióng với người Chàm bản địa.  Người Nam Việt ngày nay là kết quả pha giống giửa người Việt ở Trung Việt với người Tàu và người Miên bản địa.  Cái tạo nên dân tộc Lạc Việt là họ tự xem dân cùng chung một tổ quốc, chung một lịch sử, chung những ước vọng và có một lối sống riêng tư theo cách nào đó hay nói rõ hơn đây là những người tuy thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, nhưng đều có một tổ quốc chung, một lịch sử chung, một nền văn hóa chung và quyết tâm bảo vệ tổ quốc và văn hoá đó với bất cứ giá nào.

Quốc gia Văn Lang ra đời do nhu cầu sinh tồn của dân tộc.  Có quốc gia, có nhà nước mới dễ dàng huy động năng lực của toàn dân vào cuộc chiến chống ngoại xâm, tức là chiến đấu để bảo vệ nền văn hóa đặc thù của dân tộc mình mà người Việt nào cũng tha thiết.  Người Việt biết rằng nền văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì sớm muộn gì cũng sẽ đồng hóa với dân tộc khác, nguy cơ mà tiền nhân đã tranh đấu hàng ngàn năm để né tránh.  Bở vậy ngay khi lập quốc, ý niệm dân tộc độc lập là ước vọng chung tha thiết nhất và mọi người tự thấy có bổn phận thiêng liêng phải bảo vệ.  Ý niệm đó đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác để trở thành bản năng của cộng đồng dân tộc.

Nếu so sánh hai nền văn minh Hán và Việt trong cùng một thời kỳ, người ta thấy văn minh của người Hán hơn hẵn người Việt.  Một quy luật thông thường trong lịch sử, một dân tộc có một nền văn minh cao có sức hút theo về mình những dân tộc láng giềng có một nền văn minh thấp hơn.  Nền văn minh Việt thoát thai từ nền văn hoá Việt thấp hơn đối với ông bạn láng giềng lại được người Việt khư khư giử lấy xem đó là gia bảo của tổ tiên.  Vì thế mới có câu châm ngôn:

“Ta về ta tắm ao ta
Dầu trong dầu đục ao nhà vẫn hơn.”

     Mượn văn hoá của người ngoại quốc để làm phong phú thêm văn hóa của mình, người Việt sãn sàng làm.  Đồng hóa với người ngoại quốc văn minh hơn, người Việt nhất định từ chối, dầu bị bắt buộc bằng võ lực.

Nếu gác qua một bên tình cảm dân tộc, dùng lý trí để nhìn vấn đề thì sự đồng hóa với người Hán có nhiều cái lợi vì nền văn minh cao hơn của người Hán mang lại cho người Việt đời sống nhiều tiện nghi hơn.  Cái lợi lớn nhất là khi thành người trong cộng đồng hán tộc, người Việt không bị yếu tố “Bắc phương hăm dọa” yếu tố này thường trực trong chánh sách đối ngoại của người Việt.  Nó là lưởi gươm Damoclès treo thường trực trên đầu dân Việt và chi phối nặng nề mọi khía cạnh của đời sống dân tộc.  Đúng là trái tim có lý trí mà lý trí hiểu không nổi như một câu châm ngôn Pháp.

Khi nghiên cứu lịch sử Việt, người ta thấy không có cái lợi nào có thể thuyết phục, dụ dỗ dân Việt bỏ cái gốc Việt của mình.  Vì muốn giử cái bản sắc văn hóa của mình mà trong hàng trăm bộ tộc Việt, chỉ có một bộ tộc sau thành dân Lạc Việt làm một cuộc di cư vĩ đại từ Động Đình Hồ phía nam sông Dương Tử cho đến châu thổ sông Hồng Hà.  Các bộ tộc Việt khác thiếu cái ý muốn đó, đã ở lại, bị người Hán tràn ngập vì số đông, mất độc lập, bị đồng hóa để trở thành người Hoa miền Nam thời hiện tại.

Chúng ta hãy xem văn hoá Việt có những đặc tính nào khiến cho một cộng đồng dân tộc quyết tâm giử lấy và chấp nhận muôn vàn hy sinh để bảo vệ nó.

Về ngoại cảnh, đây là một lối sống hài hoà với thiên nhiên.  Nền văn minh nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp mà sự sản xuất nằm trong khuôn khổ gia đình đã làm cho người Việt yêu mến thiên nhiên và xem cuộc sống gần thiên nhiên là lý tưởng.  Khôn ngoan hơn nhiều dân tộc khác, người Việt không phá hoại thiên nhiên,  xem thiên nhiên là bạn hàng ngày vì hoạt động mưu sinh diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên và thiên nhiên cũng là bà mẹ cung cấp thức ăn cho họ sống.  Cái khung cảnh thiên nhiên đó ảnh hưởng lớn lao vào tư cách con người và cung cách xử thế trong xả hội Việt.

Văn hoá Việt đề cao các giá trị mà người Việt có tư cách bắt buộc phải có.  Những giá trị đó được gói ghém trong danh từ con người “tử tế” tương đương với mẫu người quân tử trong văn hoá Trung Hoa.  Người tử tế là người yêu lẽ phải, trọng sự công bằng, không làm những chuyện bậy như xảo trá, cướp giựt, gian ác.  Về cung cách xử thế nét đặc biệt nhất là tình thương bắt nguồn từ huyền thoại nguồn gốc dân tộc do bà mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng.  Người Việt xưa xem tình thương là giá trị đương nhiên trong sự liên hệ giữa người và người trong cuộc sống, nhỏ là gia đình, rộng là xóm, rộng hơn nữa là xã hộị   Khi đối xử với nhau trong liên hệ cha con, anh em, vợ chồng, người cùng làng xóm, công dân trong một xã hội, người Việt luôn đặt căn bản trên tình người.  Có lẽ trên thế giới không có một dân tộc nào có một chử tương đương với chử đồng bào.  Người Pháp và người Anh có chử Compatriote chỉ diễn tả người cùng chung tổ quốc nhưng chử đồng bào của người Việt nói thêm tình liên hệ gia đình của những người thờ chung một tổ quốc.

Trong nền văn hóa đặc thù của mình, người Việt tìm thấy thích thú trong cuộc sống. Dưới triều các vị minh quân đời Lý, Trần, Lê sách sử nói đến chử dân sống “an cư lạc nghiệp.”  Trong cuộc sống đó dân được tự do mưu sinh dưới sự che chở của chính quyền.  Chánh quyền bảo đảm an toàn thân thể cho người dân bằng những luật lệ ngăn cấm bọn cường hào ác bá, quan lại tham nhũng hiếp đáp dân chúng.  Ngoài ra, nhà nước không thâu thuế quá mức để cho dân sống được.  Trước năm 1945 tại nông thôn miền Nam, nơi đất rộng người thưa không bị nạn cường hào ác bá hoành hành, nơi nào xa bàn tay cai trị của nhà nước thực dân, chánh quyền xả ấp người Việt còn giử truyền thống thương yêu đùm bộc lẫn nhau, dân đã sống an cư lạc nghiệp, đã biết sống có hạnh phúc, một hiện tượng mà ngày nay ít có nước công nghiệp phát triển nào, kể luôn cả nước Mỹ, thực hiện được.

Đến đây, chúng ta trở lại ý nghĩa của cách mạng dân tộc.

Theo định nghĩa cách mạng là một hành động để thay đổi một trật tự chính trị không còn thích hợp với nguyện vọng của đa số.  Đối với người Việt, Cách Mạng Dân Tộc (CMDT) là một tiến trình tranh đấu để thay đổi một chế độ đã cướp đi sự độc lập mà dân tộc Việt xem như là báu vật.  Sự thay đổi đó, ngày xưa sống trong tình trạng “bế quan tỏa cảng, chỉ diễn ra trong lãnh vực chính trị.  Thời hiện đại, nước Việt Nam bị bắt buộc mở cửa trong bối cảnh cạnh trạnh quốc tế, sự thay đổi còn diễn ra trong trật tự xã hội.

Người nào có nghiên cứu về động vật học đều biết trong những loài sinh vật thấp hơn loài người có một cái gì đó gọi là bản năng sinh tồn, khiến cho bầy thú cùng hành động theo một cách nào đó để cho nòi giống được tồn tại.  Các nhà động vật học chưa tìm được câu giải thích thoả đáng về cái bản năng cộng đồng này.  Ví dụ những con hải cẩu sống rãi rác tại nhiều khu vực trong các biển lạnh của Bắc bán cầu.  Mỗi năm đến mùa động đực, tất cả hải cẩu đều tìm về một đảo nhỏ ở gần Bắc cực.  Sau mùa rồi, hải cẩu lại tản mác đi bốn phương trời để rồi năm sau đến mùa hè lại tập hợp về chốn cũ.  Hành động của chúng có vẻ như mỗi con hàng năm đều nhận được của ai đó một thông điệp để về nơi đây đúng hẹn.  Chưa tìm được câu giải đáp thỏa đáng, các nhà động vật học tạm gán cho hải cẩu và nhiều sinh vật khác có một bản năng cộng đồng.

Đối với đân tộc Lạc Việt, người ta cũng thấy cái bản năng cộng đồng đó thúc đẩy người Việt hành động tập thể mỗi khi sự sinh tồn của dân tộc bị đe dọa.

Chánh sách Nam Tiến là hành động do bản năng sinh tồn thúc đẩy.  Khi bị nạn nhân mãn đe doạ, người Việt phải chọn lựa con đường Nam tiến vì phía Bắc bị người láng giềng to lớn cản trở, phía Đông là biển, phía tây là núi rừng nhiều sơn lam chướng khí không thích hợp với cơ thể dân Việt quen sống ở đồng bằng.  Khi một chánh sách phát xuất từ bản năng sinh tồn nó cứ diễn tiến từ triều đại này qua triều đại khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác không ngừng nghỉ vì các khó khăn dọc đường cho đến khi đạt được mục tiêu.  Cuộc Nam tiến chỉ chấm dứt khi người Việt đến mũi Cà Mau và đụng biên giới Miên ở Châu Đốc và Hà Tiên.  Chiến đấu dành độc lập làm một biểu hiện khác của bản năng sinh tồn vì như trên đã nói, mất độc lập có nhiều nguy cơ mất luôn sự hiện hửu của cộng đồng Lạc Việt trên quả đất.  Các nhà học giả gọi bản năng lao vào chiến đấu để cho dân tộc được trường tồn là hồn thiêng sông núi.  Trong bản nhạc Không Quân Việt Nam, người sáng tác sử dụng chử Hồn Nước là thích đáng nhất.

Cái Hồn Nước thúc đẩy người Việt bị mất độc lập lao vào Cách Mạng Dân Tộc (CMDT) có một đặc tính giống hệt đặc tính của tất cả loài sinh vật bị bản năng sinh tồn thúc đẩy hành động.  Đó là đặc tính không cưỡng lại được (irrésistible) thúc đẩy người cách mạng tranh đấu cho đến cùng, đến khi đạt được mục tiêu, dẹp bỏ chế độ cai trị của ngoại quốc.  Vì hành động theo bản năng, người Việt làm CMDT nhiều khi chiến đấu trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, trong cảnh trứng chọi với đá.  Trong hoàn cảnh đó, lý trí khuyên nên hoãn cuộc chiến đấu để chờ tương quan lực lượng bớt thất lợi hơn.  Tiếng nói của lý trí bị lấn át bởi một cái lực bí mật nằm trong tiềm thức thúc đẩy cứ tiếp tục chiến đấu.

Đặc tính không cưỡng lại được này giống như cái lực nào đó thúc đẩy loài hải cẩu trở về hoang đảo hàng năm.  Không thể ngăn cản chúng được trừ khi giết hết chúng.  Đối với người Việt làm CMDT cũng vậy.  Hoặc là giết hết dân tộc Việt hay trả độc lập lại cho họ bằng không cuộc cách mạng cứ tiếp tục diễn tiến cho đến khi nào đạt được mục tiêu, bất chấp thời gian và trở ngại do con người gây ra.  Cuộc chiến đấu nhiều lần ở trong cảnh tuyệt vọng nhất.

Người Việt chiến đấu chống lại kẻ thù tước đoạt độc lập hoặc hăm dọa độc lập bằng hai hình thức.

Hình thức chống đối tiêu cực là lẫn tránh kẻ thù bằng những cuộc di cư.  Trong lịch sử Việt có nhiều cuộc di cư trong đó có ba lần di cư đại quy mô.  Lần thứ nhất dân Việt di cư từ phía nam Động Đình Hồ đến lưu vực sông Hồng Hà.  Cuộc di cư này kéo dài cả ngàn năm.  Lần thứ nhì, dân Việt di cư từ Bắc vào Nam năm 1954.  Lần thứ ba dân Việt bỏ xứ di cư ra toàn thế giới sau 30/4/1975.

Hình thức chống đối tích cực là làm cách mạng để thay đổi chế độ thực dân bằng một chế độ dân tộc.  Từ ngày lập quốc, dân Việt đã làm ba cuộc CMDT.

Lần thứ nhất, kéo dài ngàn năm sau khi xứ Âu Lạc, tên tuổi mới của nước Văn Lang, nằm trong nước Nam Việt của Triệu Đà, bị người Hán đô hộ.  Cuộc cách mạng hoàn tất với trận đại thắng của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 939.  Thật là một biến cố hy hửu trong lịch sử loài người một dân tộc bị một nước láng giềng hùng mạnh, có một nền văn minh cao hơn đô hộ một nghìn năm, đã chiến đấu không ngừng để dành lại độc lập và khi được độc lập rồi, người Việt vẫn là người Việt không bị đồng hóa với người Tàu thực dân.

Những tên tuổi như Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Lý Bôn, Triệu Trinh Nương, Trưng Trắc, Trưng Nhị là những nhà CMDT tiền phong.

Lần thứ nhì, CMDT kéo dài mười năm do vị anh hùng dân tộc Lê Lợi phát động và hoàn tất với sự đầu hàng của toàn bộ quân Minh tại Hà Nội năm 1428.  Điểm đáng ghi nhớ, lần này cũng như lần đầu, nhà CMDT không có ngoại viện nào hết.

Lần thứ ba, CMDT bắt đầu với sự chiếm đóng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ của quân Pháp năm 1862 và hiện còn tiếp diễn.

Đến đây nhiều người cho rằng chúng tôi đã đi quá lố hay bóp méo sự thật khi nói rằng CMDT nhằm thay đổi một chế độ đang cướp đi sự độc lập đang tiếp diễn tại Việt Nam.  Người Cộng sản đang cầm quyền hiện tại ở Việt Nam dầu sao cũng là người Việt.  Họ đã tranh thủ độc lập trong tay người Pháp.  Như thế làm sao gọi nước Việt Nam đang mất độc lập.

Về điểm này không thể bóp méo sự thật rồi dùng ngụy biện bóp méo sự thật và vu oan giá họa cho họ.  Ở điểm ai làm lợi ai làm hại cho dân tộc, người Việt Nam có học thức cũng như bình dân đều rất bén nhạy trong nhận xét.  Người cầm bút không thể xúi bậy đa số người Việt khi chỉ mặt một người nào đó nói rằng đây là người ngoại quốc rồi bắt họ tin theo.

Chúng ta bình tĩnh nhìn sự việc một cách khách quan để xem đám lãnh đạo CS đã cai trị đất nước Việt Nam từ nữa thế kỷ qua là người Việt hay là người ngoại quốc.

Hãy nhìn hai thanh niên Việt và Tàu đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt trong một tiệm nước ở Chợ Lớn.  Mới thoạt nhìn thì tưởng đó là hai người Việt.  Về ngoại hình họ thuộc về tộc Mông cổ (Mongoloide) đa trắng ngã màu vàng, tóc đen, mắt đen hơi xếch, mủi hơi thấp không lõ như mủi của chủng tộc Caucase da trắng.  Hai người có vẻ Việt này, mỗi người tự xem có một lịch sử riêng, một tổ quốc riêng, một nền văn hóa riêng, nhưng cái riêng phân biệt rõ ràng một là người Việt, một là người Tàu và mỗi người thuộc về một dân tộc riêng biệt hằng đối địch với nhau suốt chiều dài lịch sử.

Bây giời chúng ta nhìn kỷ đám cộng sản thuần thánh (cần phân biệt đám này với người cộng sản giác ngộ đã tự động trở thành chiến sỉ CMDT mà chính họ không ngờ) đang cai trị Việt Nam.

Điểm nhận xét đầu tiên là đám Cộng sản này không đồng chung tổ quốc với người Việt.  Nhân vật số một là Hồ Chí Minh, lúc gần chết không còn gì để giấu diếm, đã thú thực tổ tiên của hắn là Mác Lê chớ không phải cụ Tổ Hùng Vương.  Tổ quốc của người Cộng sản “Việt Nam” dỉ nhiên là Liên Xô chớ không phải là đất của Cụ Hùng lập quốc và với tổ quốc mới đó họ chọn lập trường giai cấp thay vì dân tộc.

Người CS Việt Nam cũng không có chung lịch sử với dân tộc Việt vì cái nhìn của họ về những biến cố trong lịch sử Việt Nam khác hẵn cái nhìn của dân tộc Việt.  Ví dụ họ xem Đức Lê Lợi là một tay địa chủ, nghĩa là một người thuộc giai cấp xấu phải đem ra đấu tố.  Họ xem vua Quang Trung là một nhà cách mạng nông dân phản bội gia cấp nông dân khi lên làm vua (có lẽ Ngài sẽ được người CS khen ngợi khi lên chấp chánh phải xưng là Chủ tịch hoặc là Tổng bí thư đảng Tây Sơn !).  Chưa có một người Việt nào thuộc khối dân tộc dám gọi Đức Trần Hưng Đạo bằng danh từ Bác Bác, Anh Anh.  Chỉ có ngoại quốc như Hồ Chí Minh mới dám gọi như thế một vị anh hùng dân tộc được toàn đân xem là bực Thánh.

Người CSVN không có ước vọng chung với người Việt Nam.  Ước vọng của họ là thiên đường CS hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Về mặt văn hóa, mặc dầu họ xử dụng tiếng Việt, những một thứ Tiếng Việt Cộng sản hóa, với nghĩa của một số từ bị “cưỡng hiếp” khác hẵn tiếng Việt thông thường.  Một người CS mở miệng nói chuyện là dân biết liền lý lịch Cộng sản của anh ta với những chử: khẩn trương, nhất trí, khẳng định, cơ bản, chất lượng lập đi lập lại và xài những chổ không đáng xài.  Còn hàng ngàn từ Việt Nam Cộng sản hóa như thế (xem bài “Ngôn ngử nói chuyện hàng ngày của những đỉnh cao trí tuệ”, tác giả Huỳnh Văn Phú.  Ngày Nay số 342 xuất bản ở Houston Texas ngày 1-5-1996).

Điểm đặc sắc thứ nhất trong nền văn hóa Việt là tình thương.  Người CSVN có một nền văn hóa khác biệt.  Điểm đặc sắc của nền văn hóa đó là hận thù, khắc tinh của tình thương.  Người CS đã đào tạo một lớp người mới với nền văn hóa đó.  Lớp người này được uốn nắn trong cái khuôn hận thù, có những đức tính hết sức “quý” như nói láo, lưu manh, gian ác, ăn cắp của công không ề ân hận vì nhân dân lấy của nhân dân để làm giàu là lô gic ! (chữ Cộng sản thường xài nhất).  Ngay từ lúc còn bé, Cộng sản dạy trẻ con sống trong nền văn hóa ấy.  Chúng được dạy là cha mẹ chúng không có ơn sinh thành vì họ đã hành động theo thú tánh để thỏa mản xác thịt.  Người có ơn là Bác và Đảng bởi vậy chúng phải có hiếu với Bác và Đảng.  Khi cán bộ CS vào Sài Gòn, nhiều người có bà con là người Bắc di cư vào Nam năm 1954,  đều lạ khi thấy bé con Sài Gòn đứa nào so với bé Hà Nội cũng đều ngoan ngoãn lễ phép hơn vì họ đã quen trong tình trạng mất dạy của bé con trong nền văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa.

Bây giờ chúng ta xem những hành động người CSVN từ khi họ cướp được quyền bính cả nước Việt Nam.

Những người Việt Nam mà không phải Việt đã cai trị chớ không phải quản lý việc nước đúng theo kiểu cách của các quan thái thú Thiên triều Bắc phương khi đất Việt mang tên An Nam Đô Hộ Phủ.  Một khác biệt nhỏ là ngày nay Thiên triều có hai kinh đô, một là Bắc Kinh hai là Mạc Tư Khoa.

Vì là thái thú Thiên triều, họ phải triệt để tuân lện của Thiên triều và luôn luôn để quyền lợi của tổ quốc họ lên trên quyền lợi của đất nước mà họ cai trị, đây là một chuyện đương nhiên.  Người dân bị trị, bị áp bức bóc lột oán trách họ nhưng đối với Thiên triều thì họ là bậc đại công thần như Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã xem Hồ Chí Minh và đồng bọn trong Bộ Chính Trị.

Họ đã ngoan ngoãn nghe theo lời bác Mao để thi hành cải cách ruộng đất, một mỹ từ để che đậy một tội ác kinh tởm nhất trên đất nước Việt Nam mà suốt cả một nghìn năm độc lập không có một ông vua nào trong chế độ quân chủ chuyên chế dám làm.  Hành động tội ác này trong thời cận đại chỉ diễn ra trên một đất nước bị ngoại bang đô hộ như các cuộc tàn sát người Do Thái và người bản xứ kháng chiến tại các nước bị Đức Quốc Xả tạm chiếm tại Âu Châu, vụ tàn sát trên một vạn sĩ quan Ba Lan bị bắt làm tù binh tại Katyn, một khu rừng hẻo lánh ở Biélorussia do Hồng quân Liên Xô thi hành theo lệnh của Staline.

Họ đã để quyền lợi hai mẫu quốc Liên Xô và Trung Quốc lên trên khi gây ra cuộc chiến tranh gọi là “chống Mỹ cứu nước”.  Hai đế quốc đỏ này đã tìm được một đàn em lý tưởng sãn sàng đánh đến đời cháu (như Hồ Chí Minh tuyên bố) để làm cho Mỹ suy yếu mất địa vị siêu cường trong chiến tranh lạnh.  Vì phục vụ cho quyền lợi của hai Thiên triều đàn anh nên cả hai đã bắt dân thắt lưng buộc bụng hầu cung cấp viện trợ hết sức hào phóng cho CSVN.  Những người này đã dóc hết nhân tài vật lực của Miền Bắc để “giải phóng Miền Nam.”  Người nào có  chút lương thiện về tư duy cũng thừa biết sự hiện diện của quân Mỹ và đồng minh tại Việt Nam là hậu quả của chiến tranh dấy loạn mà CS Miền Bắc đã phát động từ năm 1960 tại Miền Nam để lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa.  Đây là một sự thật hết sức dản dị đã bị thế giới CS và bọn khoa bảng Tây phương vừa ngây thơ vừa khờ dại để cho CS dật giây trong cái gọi là Phong Trào Hòa Bình, dựng đứng lên là quân Mỹ, quân Đại Hàn, quân Úc, và quân Thái Lan xâm lăng Miền Nam để vơ vét tài nguyên!

Sự hiện diện của quân đội ngoại quốc tại Miền Nam đã làm cho CS Miền Bắc lồng lộn hay giả vờ lồng lộn lên cho rằng đất nước bị mất độc lập nhưng họ trả lời thế nào khi tại Miền Bắc cũng có sự hiện diện của một đạo quân to lớn mà suốt cả ngàn năm lịch sử không có nhà cầm quyền Việt Nam nào dám cho vào lãnh thổ bất kể vì lý do gì, là quân đội của Thiên Triều Bắc Kinh.  Đây là chứng tích theo thông tấn xả Nhật Bản Kyoto được nhật báo người Việt xuất bản tại quận Cam (số ngày thứ hai 1/4/1996) đăng lại thì phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc xác nhận nước này đã gởi quân sang giúp CSVN trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.  Phát ngôn viên này cho biết, theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Trung Quốc đã gở ba trăm hai chục ngàn (320.000) quân sang Việt Nam trong giai đoạn 1965-1968.  Ở đây chúng ta nên lưu ý chử theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam CS.  Chuyện này đã xãy ra một lần duy nhất trong lịch sử Việt Nam khi Lê Chiêu Thống yêu cầu quân Tàu sang Việt Nam để giúp ông ta lấy lại ngai vàng trong tay quân Tây Sơn.

Quyền lợi của dân tộc nằm ở đâu khi Thiên Triều của Liên Xô sụp đỗ, không còn gốc dựa, cũng những người hô hào “chống Mỹ cứu nước” hết mình đó lại đi lạy lục cho Mỹ trở lại sau khi hy sinh sơ sơ vài triệu thanh niên Việt.

Cũng vấn đề quyền lợi dân tộc nằm ở đâu khi hạm đội to lớn của Trung Cộng đè bẹp hạm đội nhỏ bé của Việt Nam Cộng Hòa để chiếm Hoàng Sa, CSVN không một lời lên tiếng về chuyện lãnh thổ quốc gia bị ngoại quốc xâm lược.  Mà lên tiếng sao được khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong một bản tuyên ngôn của bộ Ngoại Giao năm 1958, xác nhận Hoàng Sa là lãnh thổ của Thiên Triều.

Những hành động ngoan ngoãn tuân lệnh của Thiên Triều, phục vụ quyền lợi Thiên Triều hết mình thỉnh thoảng lại được một nhân vật chóp bu tiết lộ trong cơn bực tức.  Khi tình nghĩa môi răng của Trung Cộng với Việt Cộng bị sứt mẻ vì đàn anh dạy cho đàn em một bài học khá đau năm 1979, Phạm Văn Đồng năm 1981 đã chua chát nói với ký giả Mỹ Stanley Karnow tại Hà Nội:  “Hắn (chỉ Mao Trạch Đông) luôn luôn sãn sàng đánh đến người Việt cuối cùng” (Stanley Karnow Vietnam a history, The Viking Press Vietnam 1983 trang 329).

Những dẫn chứng trên đủ thúc đẩy dân tộc Việt Nam, rất sáng suốt trong sự phân biệt bạn và thù của dân tộc, xem người CS đang cầm quyền tại Việt Nam từ nữa thế kỷ qua là người ngoại quốc và chế độ cai trị mà họ thiết lập tại Việt Nam hiện tại, dầu núp dưới mỹ từ nào, cũng bị người Việt Nam xem  là chế độ thực dân.

Bây giời chúng ta khảo sát những gì chế độ đã thực hiện từ nữa thế kỷ qua để lượng giá một cách khách quan những lợi và hại mà chế độ mang lại cho dân tộc Việt Nam.

Đúng là người CSVN đã dành độc lập trong tay người Pháp.  Bất hạnh cho dân tôc. Việt, người CS chỉ làm chuyện thay bực đổi ngôi,  thay thế một chế độ thực dân này bằng một chế độ thực dân khác khắc nghiệt hơn chế độ thực dân cũ.  Dân Việt vẫn ở trong tình trạng mất độc lập, với những đau khổ triền miên, tủi nhục chồng chất lên thân phận của người dân mất nước, một mẫu nô lệ thời tiền sử còn rơi rớt lại trong thế kỷ 20.  Chúng tôi có qúa lời lắm không nếu nhìn những sự kiện dưới dây:

Thứ nhất.

Nhà nước thực dân nào tại Việt Nam,  xưa là Tàu, thời cận đại là Pháp, đã tìm bỏ mọi cách xóa bỏ nền văn hóa Việt Nam vì họ thừa biết khi người Việt còn giử cái góc đó là còn chống chánh quyền.

Trong mưu toan xóa bỏ văn hoá Việt, giửa thực dân nhà Minh và thực dân Cộng sản giống nhau một cách kỳ lạ.  Minh thánh Tổ lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, xua tám vạn quân sang xâm lăng Đại Việt năm 1407.  Sau khi thắng trận nhà Hồ, quân Minh vất bỏ bộ mặt giả nhân  giả nghỉa, đặt luôn nền đô hộ, tên Đại Việt Quốc đổi thành Giao chỉ tỉnh.  Thành Thăng Long đổi thành Đông Quan (tức là cửa phía đông).  Quân Minh tịch thâu tất cả sách quý, vàng bạc châu báu và di tích lịch sử đem về Tàu.  Minh đế ban sắc lệnh nghiêm ngặt: “khắp trong nước, phàm các bia do An Nam lập ra phải phá hủy, một chử chớ còn (Cao Thế Dung, Hùng Vương với ý chí bất khuất của Lạc Việt, Thời Luận California 4/5/1996).

Sau 30/4/75, quân Cộng sản tại Miền Nam cũng giơ trò y hệt như quân nhà Minh xâm lược:  vơ vét vàng bạc, châu báu, máy móc, đồ quí chở về Bắc.  Đập phá các di tích lịch sử tại Miền Nam.  Sau khi hủy diệt sách vở của văn học Việt tại miền Bắc, Công sản xâm lược hoàn tất công việc đó tại miền Nam bằng cách gom hết sách vở xuất bản tại miền Nam thảy vào lửa.  Một số cán bộ tham nhũng đã chừa lại một ít để bán gói xôi, nhóm bếp.  Văn nghệ sĩ lần lượt đi tù.  Điểm rập khuôn chót giống nhau không thiếu một nét nào giửa thực dân Minh và thực dân Cộng sản là đổi luôn tên kinh đô một nước độc lập đã được hầu hết các quốc gia không cộng sản trên thế giới nhìn nhận và liên lạc ngoại giao.  Tuy nhiên đổi tên chỉ có giá trị với chánh quyền thực dân trong công văn giấy tờ của họ.  Đối với dân thì dân nhất dịnh là thành phố Sài Gòn.

Ngoài việc bắt chước thực dân Minh, CSVN còn nhắm tiêu diệt văn hoá Việt ở nhiều điểm khác.  Nào thờ cúng ông bà là mê tín dị đoan.  Bàn thờ là nới tôn nghiêm nhất trong nhà của người dân Việt thì nhà nước thực dân bắt dựng hình Hồ Chí Minh, Marx, Lénine, Mao Trạch Đông (khi còn gọi là Trung Quốc Vĩ Đại).  Con không được có hiếu với cha mẹ.  Yêu nước là yêu xả hội chủ nghĩa tức là yêu Liên Xô vĩ đại quê hương của xã hội chủ nghĩa chớ không phải yêu nước là yêu Tổ quốc của của cụ tổ Hùng Vương.  Còn rất nhiều trò ma giáo khác, nhưng tội nghiệp cho người CS, họ làm cách gì thì cái cốt lõi của nền văn hoá Việt vẫn còn đó và sự thù hận của đa số dân Việt với CS vẫn còn nguyên vẹn.

Vào những năm cuối thế kỷ 20, khi chiếc ghế cai trị độc tôn rung rinh, người CSVN giả bộ trở lại với nền văn hoá dân tộc, mở miệng là nói bảo tồn văn hoá dân tộc, trong khi đó tiếp tục vơ vét tài sản văn hóa bán cho tài phiệt.  Người Việt thấm nhuần văn hóa Lạc Việt cũng đáo để lắm.  Họ châm biếm còn cay độc hơn nhát giao đâm.  Khi nghe các tay chóp bu Cộng sản đề cao văn hóa dân tộc họ bảo nhau:  “ấy chết Đỗ Mười lo cho văn hóa dân tộc sao giống Tú bà khuyên chị em ta giử gìn trinh tiết !”

Thứ Nhì.

Người Pháp khi đặt nền đô hộ đã xúc phạm đến tự ái của dân tộc Việt Nam.  Thời thực dân, một khoa bảng Việt Nam dạy đại học lãnh lương không bằng một anh gác cửa người Ấn Độ có quốc tịch Pháp.  Người Pháp lúc nào cũng có quyền bạt tai đá đít người Việt.  Khi chế độ CS thay thế chế độ thực dân Pháp, vị trí của anh thực dân Pháp được thay thế bở viên cố vấn vĩ đại Tàu hay Liên Xô và đảng viên cộng sản cao cấp.

Thứ ba.

Lịch sử Việt Nam thời độc lập không hề ghi nhận có một đẳng cấp đặc quyền đặc lợi trong xả hội.  Người Pháp đến, tất cả các công dân Pháp, từ da trắng đến da đen cộng thêm bọn Việt bồi Tây hợp thành đẳng cấp đặc quyền đặc lợi.  Toàn thể người Việt khác thuộc về giai cấp nô lệ mà Pháp gọi là thuộc dân Pháp (sujet francais).  Pháp xuống, Cộng sản thay thế dựng lên đẳng cấp đặc quyền đặc lợi mới là đảng viên cao cấp và trung cấp Cộng sản.  Bọn này hưởng đủ thứ quyền, quyền tự do đục khoét công quỷ và tham nhũng mà không ai dụng chạm đến được vì bọn chúng ngồi trên pháp luật.  Dân gọi chúng một cách mỉa mai là tư bản đỏ.

Thứ tư.

Chế độ thực dân Tàu dưới triều Minh, thực dân Pháp đã tước đoạt hầu như hoàn toàn nhân quyền và dân quyền của dân Việt bị trị.  Tuy nhiên thực dân Pháp ít  thâm độc hơn thực dân Tàu, đã để cho dân Nam Kỳ được hưởng chút ít nhân quyền như được luật sư bào chửa trước tòa, được đi bầu hội đồng quản hạt, Hội đồng thành phố, được hưởng quyền tự do ngôn luận khi ra báo bằng tiếng Pháp.  Khi người Cộng sản thay thế thực dân Pháp, tất cả dân quyền và nhân quyền bị dẹp bỏ mặc dầu trong hiến pháp có ghi đủ hết đúng với cái truyền thống thế giới đảo ngược của Cộng sản.

Những điểm trình bày ở trên cho thấy chánh thể đang áp đặt sự cai trị lên đầu dân tộc Việt Nam mặc dầu mang tên Cộng Hòa Xả Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ là một nhà nước thực dân do một đám người ngoại quốc nắm tất cả quyền hành trong nhà nước đó.

Vì bị sống trong cảnh mất độc lập, dân không có tiếng nói trong việc quản trị đất nước, bị nhà nước áp bức bốc lột, nước Việt Nam đã trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới nhưng lại có một thiểu số giàu không thua gì triệu phú Mỹ, xã hội sa đoạ, đạo đức băng hoại, băng đảng tội ác hoành hành, tệ nạn xả hội đầy dẫy.  Thật mĩa mai những cái gì xấu nhất trên đời này không hẹn mà lại hội tụ tại Việt Nam.

Chưa bao giời trong lịch sử mấy ngàn năm, đa số dân Việt sống cuộc đời đen tối như hiện tại.  Tuy nhiên, một sự thật oái ăm là tình trạng cầm quyền của đám cầm quyền Cộng sản cũng đen tối không kém vì khó khăn đủ mọi mặt càng ngày càng chồng chất lên nền cai trị độc quyền của chúng khiến cho những tay đầu sỏ thỉnh thoảng lại lên tiếng báo động.  Đám chóp bu Cộng sản dốt nát, không hiểu lịch sử Việt nên đả bị vướng vào cái vòng oan nghiệt mà CMDT đã dành cho bọn thực dân ngoại quốc trong quá khứ.  Vì tự cao tự đại mà lại  ngu dại, đám lãnh đạo CS đã tự động đóng vai các viên thái thú Thiên Triều ngày xưa và thời hiện đại là các viên Đô đốc Pháp làm thống đốc Nam Kỳ và toàn quyền Đông Pháp với chánh sách áp bức bốc lột không nương tay.  Những tay thực dân xưa đã phải đương đầu với những cuộc khởi nghĩa bất tận chen lẫn với những cuộc chống đối ôn hòa không kém phần nguy hiểm cho chế độ thực dân.

Những tên tuổi như Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Bùi Hữu Nghỉa, Quảng Cơ Thành, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Trần Quốc Hoàng, Hoàng Thị Mai, Phạm Trung Tuấn, Trần Văn Bá nói lên sự tiếp nối không ngừng nghỉ của các thế hệ người Việt quyết tâm thực thi cho được mục tiêu Cách Mạng Dân Tộc dầu gặp muôn vàn trở ngại nguy hiểm.

Khi mở đầu câu chuyện hôm nay, chúng tôi đã mời các bạn cùng tôi nhìn vấn đề Việt Nam dưới khía cạnh Cách Mạng Dân Tộc mà tôi xem cách nhìn đó sát với thực tế nhất.  Nếu chúng ta xem những gì diễn tiến từ nửa thế kỷ nay trên chính trường Việt Nam là một cuộc chiến đấu Quốc-Cộng thuần túy thì sau ngày 30/4/75, cuốc chiến đấu chấm dứt vĩnh viễn: một chế độ bị giải thể, một quân đội quốc gia giải thể theo.  Tâm trạng của mọi người không cộng sản lúc đó,  ở trong nước cũng như chạy thoát ra được nước ngoài là tâm trạng “hết rồi”, “định mệnh đã an bài rồi.”  Từ đó là một tuyệt vọng còn xâm chiếm tâm tư một số người chống  cộng đến tận ngày nay.

Khi chúng tôi nói tiến trình Cách Mạng Dân Tộc đang tiếp diễn và từng diễn ra trong lịch sử Việt khi bị người ngoại quốc cướp đi độc lập, chúng tôi chỉ căn cứ vào những sự kiện trong quá khứ đã thúc đẩy Cách Mạng Dân Tộc phát sinh.  Những sự kiện đó cho phép hậu sinh đúc kết lại thành một số quy luật khách quan về cách mạng mà chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác.

Chúng tôi đã nói tiến trình Cách Mạng Dân Tộc bắt nguồn từ Hồn Nước tức là từ bản năng sinh tồn của dân tộc Việt Nam.  Vì là hành động do bản năng chớ không phải của lý trí, trong cuộc chiến tranh dành độc lập, người Cách Mạng Dân Tộc nhiều lần ở vào cái thế trứng chọi với đá, cái thế tuyệt vọng nhất nhưng vẫn phải chiến đấu.  Trong cái thế đó, lý trí bảo hãy chờ đến một hoàn cảnh thuận lợi hơn, cuộc chiến có nhiều cơ may thắng lợi hơn.  Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước,  thì hành động của bản năng có cái lý mà lý trí không hiểu nổi. Vì thế không thể  nói gì hơn về hành động của bao nhiêu thế hệ Cách Mạng Dân Tộc là hành động của những người biết hy sinh sự sống cho đại cuộc.

Chúng tôi kể một vài trười hợp chiến đấu trong tuyệt vọng đã xãy ra gần đây tại Việt Nam để quý vị suy gẫm.

Năm 1993, Việt Cộng ở Sài Gòn chuẩn bị linh đình ngày “chiến thắng” ngày 30/4/75.  Trước đó một ngày, một người đàn ông đã mổ bụng tự sát trước tượng Hồ Chí Minh ngồi chểm chệ trước toà Đô Chánh.  Những người chung quanh đã kịp thời can thiệp khiến cho vị anh hùng vô danh này chỉ bị thương nặng và bị Công an bắt đi.

Ngày 16/12/1992, Việt cộng tổ chức một cuộc chạy đua Marathon tại Sài Gòn và mời một số vận động viên ngoại quốc tham dự với mục đích đề cao thành quả của chế độ.  Trong khi đoàn xe quảng cáo diễn hành qua các phố lớn Sài Gòn, một người đàn ông nghe nói là một cựu sĩ quan quân lực VNCH, bổng nhảy lên mui một chiếc xe vận tải khi đoàn diễn hành đi ngang qua công trường Mê Linh (bến Bạch Đằng) phất cờ vàng ba sọc đỏ và hô to khẩu hiệu “đã đảo Cộng sản.”  Người này bị bắt liền sau đó và khỏi nói ai cũng biết những ngọn đòn man rợ nhất mà Công an của chế độ tân thực dân dành cho vị anh hùng dân tộc vô danh này ! ( Được biết vị anh hùng này tên Phạm văn Quang 54 tuổi bị tòa án nhân dân thành Hồ kết án 15 năm tù ở! 5 năm quản chế trong phiên xử ngày 05-02-1994.)

Sau những hành động đó, một số người tự cho là hiểu chính trị, rành thời cuộc, bĩu môi nói với chúng tôi “Hành động dại dột ! Bộ làm vậy rồi Cộng sản sụp đổ sao? Thiệt thân vô ích !”  Đúng là những hành động này không làm cho chế độ mất đi một cộng lông chân.  Tuy nhiên trong đám chóp bu dốt nát, có tay nào ít dốt biết suy nghĩ, tay đó sẽ giật mình, lo sợ vô cùng vì thấy những hành động dại dột này sao lại giống hành động của những con hải cẩu, hàng năm, dầu phong ba bảo táp, dầu trở ngại khó khăn, cũng vẫn tụ hợp về hoang đảo của chúng !

Chúng tôi xin kết thúc bài nghiên cứu này với nhận xét sau đây:  “Cách Mạng Dân Tộc” trước muôn ngày khó khăn, nguy hiểm, gian khổ, đang diễn tiến tại Việt Nam dầu chánh quyền Cộng sản muốn hay không muốn.

Nhóm Thiện Chí

Leave a comment