Tân đại sứ Mỹ làm quan chức Trung Quốc chạm thần kinh

Gary Locke và vợ con

Gary Locke và vợ con

VRNs (09.12.2011) – báo Tia Sáng – Ông Gary Locke, tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, đã tạo ra cơn sốt trong dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.

Vì sao có chuyện như vậy?

Hôm 13/8, Gary Locke, một người gốc Hoa 100% đem theo vợ con đến Bắc Kinh nhậm chức. Trang mạng Chính Nghĩa hôm ấy đưa tin: Khi ông ra khỏi sân bay, người ta thấy vợ chồng ông cùng 3 người con, trừ cô út 6 tuổi ra, tất cả đều khệ nệ tay xách nách mang hành lý, chẳng thấy nhân viên nào xách giúp. Tới bãi đỗ xe, ông dẫn cả nhà lên chiếc xe 7 chỗ, chứ không lên chiếc xe con có cắm cờ Mỹ dành riêng cho Đại sứ. Continue reading

Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-11-26

Mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng đáng kể khi diễn tiến vừa qua tại các hội nghị thượng đỉnh vùng Á Châu-Thái Bình Dương chứng kiến quyết tâm mới của Mỹ kéo theo mối nghi ngại cùng phẫn nộ gia tăng của Bắc Kinh.

AFP Photo/ Saul Loeb

Từ trái, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Úc Julia Gillard tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, 19/11/2011.

Quyết tâm có mặt tại châu Á

Trong chuyến công du Á Châu – Thái Bình Dương vừa rồi và gặp gỡ các lãnh tụ trong khu vực, kể cả các lãnh đạo Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem chừng như làm nổi bật “sắc thái và quyết tâm Thái Bình Dương” của Mỹ – chẳng hạn như tuyên bố rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ “trụ lại” ở đây. Continue reading

“We are back”. Những điểm yếu và mạnh của Hoa Kỳ, Trung Quốc trong bàn cờ chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương-Đại Tây Dương

Nguyễn Nghĩa (danlambao) – Từ ngày 23/07/2010, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố “We are back to Asia” tại Hà Nội, đến hôm nay, sau chuyến thăm Châu Á 9 ngày của Tổng thống B. Obama, chiến lược quay trở lại Châu Á -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã có xương sống của một chiến lược dài hạn, triển khai trên 2 trục chính: kinh tế và chính trị, quân sự.
Kinh tế là triển khai khối Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP) mở rộng ra ngoài khối ASEAN tiến tới bờ Tây Thái Bình Dương với các nước Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam hưởng ứng. Còn bờ Ðông Thái Bình Dương là Chile, Peru. Các nước Nhật, Nam Hàn, Canada và Mexico cũng tỏ ý muốn tham gia. Tuy vậy, Tổng thống Obama đã tảng lờ không mời Trung Quốc tham dự mặc dù có gặp riêng Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào.  Continue reading

Hillary Clinton: Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ

Tạp chí Foreign Policy tháng 11/2011 có bài viết đáng chú ý của Ngoại trưởng Hillary Clinton “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” với lập luận chính: Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afghanistan. Mỹ trong thập niên tới sẽ tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu Á – Thái Bình Dương.

 

Một trong những công việc quan trọng nhất đối với các nhà chính trị của Mỹ trong thập niên tới là tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu Á – Thái Bình Dương do tầm quan trọng của khu vực này đối với chính trị toàn cầu và đối với Mỹ. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn kéo dài từ lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía Tây của Mỹ, chiếm ½ dân số toàn cầu, gồm nhiều quốc gia là đầu tầu của kinh tế thế giới và đồng thời cũng là những đối tượng thải ra chất gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Khu vực này gồm một số đồng minh chủ chốt của Mỹ và các cường quốc mới nổi quan trọng là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Continue reading

Hoa kỳ xác định trở lại quyết tâm dấn thân sâu hơn vào châu Á

Trọng Nghĩa

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hà Nội, nhân Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17, tổ chức vào tháng 7/2010 tại Hà Nội.

Ngày 11/10/2011, trong một bài viết trên chuyên san Foreign Policy (số tháng 11), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã xác định rằng vùng Châu Á – Thái Bình Dương là nơi mà chính quyền Mỹ phải đầu tư đáng kể về mọi mặt trong thập kỷ tới đây. Bài viết mang một ý nghĩa quan trọng vào lúc nhiều nước Châu Á đang chờ đợi Mỹ tiếp tục đóng vai trò cường quốc Thái Bình Dương.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng tại trường Đại Học George Mason, tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ) trước hết xác định rằng : « Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, một ngoại trưởng Mỹ lại viết một bài đặc biệt chỉ chuyên nói về vấn đề Á châu Thái Bình Dương … điều đó cho thấy rõ ràng là Mỹ quan tâm thực sự đến Á châu ». Continue reading